Kết quả đo điện thế niêm mạc thực quản ở bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược trên nội soi

  • Đào Việt Hằng Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Phạm Tuấn Thành Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Viêm thực quản trào ngược, điện thế niêm mạc thực quản, hệ thống máy TCM

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát và đối chiếu kết quả điện thế niêm mạc thực quản ở bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược trên nội soi và người bình thường. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020 trên bệnh nhân viêm thực quản trào ngược trên nội soi với nhóm chứng người khỏe mạnh đến kiểm tra sức khỏe và không có viêm thực quản trào ngược. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 34 bệnh nhân trong nhóm có viêm thực quản trào ngược và 24 đối tượng nhóm chứng. Tuổi trung bình là 37,4 ± 8,6 tuổi, triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là đau thượng vị (29,3%), ợ trớ (15,5%), ợ nóng (8,6%). Tỷ lệ bệnh nhân không có viêm thực quản trào ngược, viêm thực quản trào ngược độ A và độ B lần lượt là 24 (41,4%), 32 (55%), 2 (3,4%). Giá trị trung vị điện thế niêm mạc thực quản ở vị trí trên đường Z 5cm và trên đường Z 15cm lần lượt là 39,7 (20 - 65,9) và 47,4 (27,6 - 73,6). Giá trị điện thế niêm mạc ở nhóm bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có tổn thương trào ngược ở cả hai vị trí (p<0,001). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa ở cả 2 vị trí giữa 2 nhóm có điểm GERD Q ≥ 8 và điểm GERD Q < 8 (p>0,05). Kết luận: Giá trị trung vị điện thế niêm mạc của bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược cao hơn so với bệnh nhân không có tổn thương trào ngược.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Carney CN, Orlando RC et al (1981) Morphologic alterations in early acid-induced epithelial injury of the rabbit esophagus. Lab Invest 45(2): 198-208.
2. Gyawali CP, Kahrilas PJ et al (2018) Modern diagnosis of GERD: The lyon consensus. Gut 67(7): 1351-1362.
3. Kandulski A, Jechorek D et al (2013) Histomorphological differentiation of non-erosive reflux disease and functional heartburn in patients with PPI-refractory heartburn. Aliment Pharmacol Ther 38(6): 643-651.
4. Matsumura T, Arai M et al (2018) Evaluation of esophageal mucosal integrity in patients with gastroesophageal reflux disease. Digestion 97(1): 31-37.
5. Matsumura Tomoaki, Ishigami Hideaki, et al. (2017) Endoscopic-guided measurement of mucosal admittance can discriminate gastroesophageal reflux disease from functional heartburn. Clinical and translational gastroenterology 8(6): 94-94.
6. Taida T, Arai M et al (2018) Real-time Endoscopy-guided measurement of rectal mucosal admittance is a novel and safe method for predicting ulcerative colitis relapse. Inflamm Bowel Dis 24(11): 2360-2365.
7. Vakil N, van Zanten SV et al (2006) The Montreal definition and classification of gastroesophageal reflux disease: A global evidence-based consensus. Am J Gastroenterol 101(8): 1900-1920.