Mối liên quan giữa tính đa hình gen mã hoá thụ thể vitamin D và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính

  • Nguyễn Khuyến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
  • Nghiêm Xuân Hoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đăng Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Minh Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Tuấn Anh Bệnh viện Quân y 103
  • Lê Hữu Song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

VDR, thiếu hụt vitamin D, nhiễm HBV, bệnh gan mạn tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa các gen mã hóa thụ thể vitamin D với tính cảm nhiễm HBV và tiến triển bệnh ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính. Ngoài ra nghiên cứu này khảo sát mối tương quan giữa các biến thể VDR với nồng độ vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành trên 298 bệnh nhân [viêm gan mạn tính, CHB (n = 104), xơ gan, LC (n = 89), ung thư gan, HCC (n = 105) và 52 người khỏe mạnh (HC). Kỹ thuật ARMS-PCR được sử dụng để định kiểu gen của các biến thể VDR. Kết quả: Tần suất kiểu gen ApaI rs7975232 GT và allele T thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khoẻ mạnh [OR = 0,3 (0,1 - 0,6), p=0,006 và OR = 0,7 (0,5 - 0,98), p=0,048]. Kiểu gen VDR-AapI rs7975232 TT liên quan có ý nghĩa với quá trình tiến triển của bệnh (HCC vs. CHB: OR = 3,7 (1,1 - 13,5), p=0,04). Cả hai biến thể VDR ApaI và FokI có liên quan với nồng độ vitamin D trong huyết thanh ở bệnh nhân bị nhiễm HBV. Kết luận: Sự liên quan có ý nghĩa của biến thể VDR ApaI (rs7975232) với tính nhạy cảm với nhiễm HBV và hậu quả lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính. Ngoài ra, biến thể ApaI và FokI có thể là một yếu tố di truyền vật chủ giúp đánh giá sự thiếu hụt nộng độ vitamin D ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Zeng Z (2014) Human genes involved in hepatitis B virus infection. World J Gastroenterol 20: 7696-7706.
2. Karatayli SC, Ulger ZE, Ergul AA et al (2014) Tumour necrosis factor-alpha, interleukin-10, interferon-gamma and vitamin D receptor gene polymorphisms in patients with chronic hepatitis delta. J Viral Hepat 21: 297-304.
3. Deluca HF, Cantorna MT (2001) Vitamin D: Its role and uses in immunology. FASEB J 15: 2579-2585.
4. Hoan NX, Khuyen N, Binh MT et al (2016) Association of vitamin D deficiency with hepatitis B virus - related liver diseases. BMC Infect Dis16: 507.
5. Whitfield GK, Remus LS, Jurutka PW et al (2001) Functionally relevant polymorphisms in the human nuclear vitamin D receptor gene. Mol Cell Endocrinol 177: 145-159.
6. Zhu Q, Li N, Han Q et al (2012) Single-nucleotide polymorphism at CYP27B1-1260, but not VDR Taq I, is possibly associated with persistent hepatitis B virus infection. Genet Test Mol Biomarkers 16: 1115-1121.
7. He Q, Huang Y, Zhang L, Yan Y, Liu J, Song X, Chen W (2018) Association between vitamin D receptor polymorphisms and hepatitis B virus infection susceptibility: A meta-analysis study. Gene 645: 105-112.
8. Li J, Dong PH, Jin YH, Lu MQ, Pan FF, Wang BS, Chen YP (2006) The relationship between vitamin D receptor gene polymorphism and liver fibrosis. Zhejiang Med J 28: 426-434.
9. Suneetha PV, Sarin SK, Goyal A, Kumar GT, Shukla DK, Hissar S (2006) Association between vitamin D receptor, CCR5, TNF-alpha and TNF-beta gene polymorphisms and HBV infection and severity of liver disease. J Hepatol 44: 856-863.