So sánh hiệu quả điều trị hạt cơm bằng phương pháp xịt nitơ lỏng kết hợp bôi dung dịch castellani so với kết hợp bôi eosin 2% vào đáy tổn thương

  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trương Lê Anh Tuấn Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Thị Uyển Nhi Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lê Thị Minh Ngọc Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Hạt cơm, castellani, eosin 2%

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả điều trị hạt cơm bằng phương pháp xịt nitơ lỏng kết hợp bôi dung dịch castellani so với kết hợp bôi eosin 2% vào đáy tổn thương tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 52 bệnh nhân hạt cơm đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian nghiên cứu. Trong đó, 26 bệnh nhân được điều trị bằng xịt nitơ lỏng kết hợp với bôi castellani (nhóm 1) và 26 bệnh nhân được xịt nitơ lỏng kết hợp với bôi eosin 2% (nhóm 2). Kết quả: Mẫu nghiên cứu có tỉ lệ nam - nữ tương đương nhau và đa số (51,90%) thuộc độ tuổi 11 - 30. Ở cả 2 nhóm nghiên cứu, số lượng hạt cơm trung bình là 2 với phần lớn trường hợp có thời gian mắc bệnh 3 - 6 tháng, 84,60% là bệnh nhân mới, chưa điều trị. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng phồng rộp thương tổn sau xịt nitơ lỏng giữa 2 nhóm nghiên cứu tại tuần 2, tuần 4 và tuần 8. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân có dùng castellani bôi ở đáy thương tổn cho tỉ lệ bong mài tổn thương cao hơn và nhanh hơn so với nhóm bôi eosin 2%. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân dùng castellani có thời gian lành thương nhanh hơn. Kết luận: Nhóm bệnh nhân có kết hợp bôi castellani ở đáy thương tổn sau xịt nitơ lỏng cho tỉ lệ bong tổn thương cao hơn và nhanh hơn so với nhóm bôi eosin 2% vào đáy tổn thương và thời gian lành thương nhanh hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Minh (2005) Các loại thuốc bôi ngoài da. Bài giảng Bệnh da liễu. Nhà xuất bản Y học.
2. Ariela Arada (1999) Efficacy of topical application of eosin compared with zinc oxide paste and corticosteroid cream for diaper dermatitis. Dermatology 199: 319–322.
3. Manish K Shah (2003) Castellani paint Indian journal of dermatology. Venerelogy & Leprology 69 (5): 357-358.
4. Jane C Sterling (2016) Viral infections. Rook'sTextbook of Dermatology. John Wiley & Sons 9(2): 25.46-25.54.
5. Emanuel GK, Julianne HK (2012) Cryotherapy. Dermatology 3th edition, Elsevier 138(1): 2283-2288.
6. Kilkenny M (1996) The descriptive epidemiology of warts in the community.
Australas J Dermatol 37: 80-86.
7. Mark D Andrews et al (2004) Cryosurgery for common skin condition. Wake Forest University School of Medicine. Am Fam Physician 69(10): 2365-2372.
8. Lindsey Craw et al (2014) Are salicylic formulations, liquid nitrogen or duct tape more effective than placebo for the treatment of warts in paediatric patients who present to ambulatory clinics?. Paediatr Child Health 19(3): 126-127.
9. Yang CM et al (2005) Acetone, ethanol and methanol extracts of Phyllanthus urinaria inhibit HSV-2 infection in vitro. Antiviral Res 67(1): 24-30.