Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến đổi nồng độ các immunoglobulin huyết thanh trong và sau đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ immunoglobulin huyết thanh trong và sau đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng. Nhóm chứng gồm 30 người khỏe mạnh và nhóm bệnh gồm 97 bệnh nhân đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10/2015 đến tháng 8/2017. Kết quả: Khó thở nặng và rất nặng chiếm tỷ lệ cao nhất, điểm mMRC trung bình 3,2 ± 0,7. Đợt cấp đe dọa tính mạng chiếm 43,3% và không đe dọa tính mạng gặp 56,7%. Tăng số lượng bạch cầu gặp tới 54,6%, rối loạn glucose máu và chức năng thận gặp với tỷ lệ cao, tăng PCT máu gặp 54,6%, tăng CRP 68%. Tăng PaCO2 gặp 47,4% toan hô hấp gặp 33% trong đợt cấp. Nồng độ IgG, phân lớp IgG1 ở trong và sau đợt cấp đều thấp hơn so với nhóm chứng. IgA nhóm bệnh tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,001). Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng nặng gặp tỷ lệ cao và đợt cấp nguy kịch gặp 43,3%. Tăng bạch cầu, PCT và CRP máu gặp phổ biến trong đợt cấp. Nồng độ IgG giảm thấp hơn rõ rệt ở trong và sau đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính so với nhóm chứng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Phạm Kim Liên (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi một số cytokine ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận án tiến sỹ, Học viện Quân y.
3. Vogelmeier CF, Criner GJ, Martinez FJ, Anzueto A, Barnes PJ, Bourbeau J et al (2020) Global strategy for diagnosis, management and prevention of COPD 2020 update. Guidelines.
4. Cowan J, Gaudet L, Mulpuru S et al (2015) A retrospective longitudinal within-subject risk Interval analysis of immunoglobulin treatment for recurrent acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease. PLoS ONE 10(11): e0142205.
5. Aburto M, Esteban C, Moraza FJ et al (2011) COPD exacerbation: Mortality prognosis factors in a pespiratory care unit. Arch Bronconeumol Engl Ed 47(2): 79-84.
6. Roche N, Zureik M, Soussan D et al (2008) Predictors of outcomes in COPD exacerbation cases presenting to the emergency department. Eur Respir J 32(4): 953-961.
7. Saldías PF, Díaz PO, Dreyse DJ et al (2012) Etiology and biomarkers of systemic inflammation in mild to moderate COPD exacerbations. Rev Médica Chile 140(1): 10-18.
8. Xiao K, Guo C, Su L et al (2015) Prognostic value of different scoring models in patients with multiple organ dysfunction syndrome associated with acute COPD exacerbation. J Thorac Dis 7(3): 329–336.
9. Kim JH, Park S, Hwang YI et al (2016) Immunoglobulin G subclass deficiencies in adult patients with chronic airway diseases. J Korean Med Sci 31(10): 1560-1565.
10. Samea ERA, Al Baiomy A, El-Desoky M et al (2011) Value of serum ECP and IgE in differentiation between asthma and COPD. New York Science Journal 4(4): 1-7.