Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tái phát của bệnh nhân viêm tủy ngang
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng tái phát của bệnh nhân viêm tủy ngang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu 25 bệnh nhân điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2019. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 44,8 ± 13,4 tuổi, tỷ lệ nữ giới là 52%, thời gian tiến triển dưới 2 tuần là 60%. Tổn thương tủy ngực 61,9%, tổn thương lan tới hành tủy 14,3%, tổn thương tủy kéo dài từ 3 đốt sống trở lên chiếm 90,5%. Biến đổi dịch não tủy gặp ở 88% bệnh nhân, trong đó tăng tế bào 44%, tăng protein 56%, Pandy dương tính 68%. Trong thời gian theo dõi trung bình 34 tháng có 59,1% bệnh nhân tái phát. Các yếu tố: Tăng protein dịch não tủy, tổn thương tủy kéo dài từ 3 đốt sống trở lên có nguy cơ tái phát cao hơn. Bệnh nhân tái phát có tình trạng chức năng xấu hơn (mRs: 3,0 ± 1,9 so với 1,67 ± 1,0, p<0,01). Kết luận: Các bệnh nhân có tổn thương tủy kéo dài từ 3 đốt sống trở lên, tăng protein dịch não tủy có nguy cơ tái phát cao. Bệnh nhân tái phát có hậu quả chức năng xấu hơn.
Từ khóa: Viêm tủy ngang, tái phát.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Zalewski NL, Flanagan EP, and Keegan BM (2018) Evaluation of idiopathic transverse myelitis revealing specific myelopathy diagnoses. Neurology 90(2): 96.
3. Kitley J et al (2013) Longitudinally extensive transverse myelitis with and without aquaporin 4 antibodies. JAMA Neurology 70(11): 1375-1381.
4. Presas-Rodríguez S, Hervás-Garcíaa JV, Massuet-Vilamajó A, Ramo-Telloa C (2016) Myelitis: Differences between multiple sclerosis and other aetiologies. Neurología 31: 71-75.
5. Aijaz Ali, Amir Riaz et al (2019) Assessment of clinical outcomes in patients presenting with transverse myelitis: A tertiary care experience from a developing country. Cureus 11(3): 4342.
6. Sato DK, Callegaro D, Lana-Peixoto MA, et al (2014) Distinction between MOG antibody-positive and AQP4 antibody-positive NMO spectrum disorders. Neurology 82(6): 474-481.
7. Dubey D et al (2019) Clinical, radiologic, and prognostic features of myelitis associated with myelin oligodendrocyte glycoprotein autoantibody. JAMA neurology 76(3): 301-309.
8. Barnes G et al (2002) Proposed diagnostic criteria and nosology of acute transverse myelitis. Neurology 59: 499-505.
9. Kimbrough DJ et al (2014) Predictors of recurrence following an initial episode of transverse myelitis. Neurol Neuroimmunol Neuroinflammation 1(1): 4.
10. Alvarenga MP et al (2010) The clinical course of idiopathic acute transverse myelitis in patients from Rio de Janeiro. Journal of Neurology 257(6): 992-998.
11. Gajofatto A et al (2010) Assessment of outcome predictors in first-episode acute myelitis: A retrospective study of 53 cases. Archives of Neurology 67(6): 724-730.
12. Tobin WO, Weinshenker BG et al (2014) Longitudinally extensive transverse myelitis. Current opinion in neurology 27(3): 279-289.
13. Apostolos-Pereira S et al (2013) Differential diagnosis of longitudinally extensive transverse myelitis (P02.109). Neurology 80(7): 02109.
14. Abdullah S, Wong WF, and Tan C (2017) The prevalence of anti-aquaporin 4 antibody in patients with idiopathic inflammatory demyelinating diseases presented to a Tertiary Hospital in Malaysia: Presentation and prognosis. Multiple Sclerosis International: 1-6.
15. Bulut E et al (2019) MRI predictors of recurrence and outcome after acute transverse myelitis of unidentified etiology. AJNR Am J Neuroradiol 40(8): 1427-1432.