Tính hiệu quả và an toàn của laser Q-switched Nd:YAG trong điều trị bớt ota tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Nguyên Ánh Tú Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phan Ngọc Huy Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Bá Tòng Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Bớt sắc tố Ota, laser QS Nd:YAG, tính hiệu quả, an toàn

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tính hiệu quả và an toàn của laser QS Nd:YAG 1064nm trong điều trị bớt Ota tại khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được tiến hành trên 100 bệnh nhân bớt sắc tố Ota điều trị với laser QS Nd:YAG 1064nm với khoảng cách 6 - 8 tuần. Nghiên cứu viên đánh giá tính hiệu quả và an toàn qua mỗi lần điều trị và 4 tuần sau lần điều trị cuối cùng. Kết quả: Diện tích thương tổn trung bình sau điều trị thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị lần lượt là 8,50 (2,00 - 22,50) cm2 và 20,00 (9,75 - 38,50) cm2, p<0,001. Trong 59 bệnh nhân hoàn thành ít nhất 8 lần điều trị, mức độ cải thiện hoàn toàn, tốt đến rất tốt chiếm lần lượt là 6,78% và 62,72%. Không ghi nhận trường hợp không đáp ứng điều trị. Trong tổng số 1029 lượt điều trị, các tác dụng phụ bao gồm: Tăng sắc tố sau viêm (1,45%), giảm sắc tố (0,19%), đỏ da kéo dài (0,49%) và không có trường hợp nào bị sẹo. Kết luận: Laser QS Nd:YAG 1064nm là một phương pháp điều trị bớt Ota an toàn, hiệu quả.


Từ khóa: Bớt sắc tố Ota, laser QS Nd:YAG, tính hiệu quả, an toàn .


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Vĩ (2017) Điều trị bớt Ota bằng laser Q-switched Alexandrite. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Da liễu.
2. Choi JE, Lee JB, Park KB et al (2015) A retrospective analysis of the clinical efficacies of Q-switched Alexandrite and Q-switched Nd:YAG lasers in the treatment of nevus of Ota in Korean patients. The Journal of dermatological treatment 26(3): 240-245.
3. Felton SJ, Al-Niaimi F, Ferguson JE, Madan V (2014) Our perspective of the treatment of naevus of Ota with 1,064-, 755- and 532-nm wavelength lasers. Lasers in medical science 29(5): 1745-1749.
4. Kar HK, Gupta L (2011) 1064nm Q switched Nd: YAG laser treatment of nevus of Ota: An Indian open label prospective study of 50 patients. Indian journal of dermatology, venereology and leprology 77(5): 565-570.
5. Nam JH, Kim HS, Choi YJ, Jung HJ, Kim WS (2017) Treatment and classification of nevus of Ota: A seven-year review of a single institution's experience. Annals of dermatology 29(4): 446-453.
6. Seo HM, Choi CW, Kim WS (2015) Beneficial effects of early treatment of nevus of Ota with low-fluence 1,064-nm Q-switched Nd:YAG laser. Dermatologic surgery: Official publication for American Society for Dermatologic Surgery 41(1): 142-148.
7. Shah VV, Bray FN, Aldahan AS, Mlacker S, Nouri K (2016) Lasers and nevus of Ota: A comprehensive review. Lasers in medical science 31(1): 179-185.
8. Wang HW, Liu YH, Zhang GK et al (2007) Analysis of 602 Chinese cases of nevus of Ota and the treatment results treated by Q-switched alexandrite laser. Dermatologic surgery: Official publication for American Society for Dermatologic Surgery 33(4): 455-460.
9. Yan L, Di L, Weihua W et al (2018) A study on the clinical characteristics of treating nevus of Ota by Q-switched Nd:YAG laser. Lasers in medical science 33(1): 89-93.
10. Zong W, Lin T (2014) A retrospective study on laser treatment of nevus of Ota in Chinese children--a seven-year follow-up. Journal of cosmetic and laser therapy: Official publication of the European Society for Laser Dermatology 16(4): 156-160.