Nghiên cứu thay đổi nồng độ kẽm và đồng trước và sau điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng chiếu tia cực tím dải hẹp (UVB-311nm) kết hợp uống methotrexate liều thấp

  • Đặng Văn Em Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Diễm Thúy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Trung Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Thị Dịu Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Gấm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vảy nến thông thường, UVB-311nm, methotrexate, nồng độ kẽm, nồng độ đồng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thay đổi nồng độ kẽm (Zn) và đồng (Cu) trước và sau điều trị bệnh vảy nến thông thường (VNTT) bằng chiếu UVB-311nm kết hợp uống methotrexate liều thấp (MTX) 7,5mg/tuần tại Bộ môn-Khoa Da liễu dị ứng, Bệnh viện TWQĐ 108. Đối tượng và phương pháp: 35 bệnh nhân VNTT vừa và nặng được chiếu UVB-311nm 1 lần/ngày, chiếu 5 ngày/tuần kết hợp uống MTX 7,5mg/tuần × 4 tuần và được lấy máu định lượng Zn và Cu trước và sau 4 tuần điều trị nội trú so sánh với 32 nhóm người khỏe. Kết quả: Nồng độ Zn huyết thanh bệnh nhân VNTT trước điều trị giảm so với nhóm người khỏe (p<0,05) còn Cu thay đổi chưa có nghĩa thống kê p>0,05. Sau điều trị nồng độ Zn tăng hơn trước điều trị có ý nghĩa với p<0,05, còn nồng độ Cu thì sự thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Kết luận: Chiếu UVB-311nm kết hợp uống MTX liều thấp (7,5mg/tuần) khi PASI giảm 69% đã làm tăng nồng độ Zn trong máu còn nồng độ Cu chưa thay đổi.


Từ khóa: Vảy nến thông thường, UVB-311nm, methotrexate, nồng độ kẽm, nồng độ đồng.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Da liễu, Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 (2017) Bệnh vảy nến. Giáo trình Da liễu, Nhà xuất bản Y học, Tập 1, tr. 117-132.
2. Habif TP (2010) Psoriasis, Clinical dermatology, fifth Edition. Mosby Elseveier: 264-307.
3. Đặng Văn Em (2013) Bệnh vảy nến. Nhà xuất bản Y học, 246 tr.
4. Bor NM, Karabiyikoglu A, Dereagzi H (1991) Zinc in treatment of psoriasis. Journal of islanic academy of science 4(1): 78-82.
5. Gajjar M, Sirajwala HB, Gajjar D et al (2015) Role of serum copper and zinc in pathogenesis of psoriasis. IOSR J. Bioetchnology and Biocheistry 1(6): 77-81.
6. Phạm Mỹ Hằng, Đặng Văn Em (2017) Nghiên cứu nồng độ kẽm, đồng trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến thông thường. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 459, số 1, tr. 174-176.
7. Sheikh G, Masood Q, Majeed S, Hassan I (2015) Comparison of levels of serum Copper, Zinc, albumin, globulin and alkaline phosphatase in psoriatic patients and controls: A hospital based casecontrol study. Indian Dermatol Online J 6(2): 81-83.
8. Shahidi-Dadras M, Namazi N, Younespour S (2017) Comparative analysis of serum copper, iron, ceruloplamin, and transferrin levels in mild and severe psoriasis vugaris in Iranian patients. Indian Dermatol Onlie J 8(4): 250-253.