Giá trị của siêu âm đàn hồi mô trong phân biệt mức độ lành ác các nhân tuyến giáp

  • Phùng Anh Tuấn Bệnh viện Quân y 103
  • Mạc An Bệnh viện Đa khoa Chí Linh

Main Article Content

Keywords

Siêu âm đàn hồi mô, nhân tuyến giáp, ác tính, chỉ số căng, độ cứng

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của các thông số định lượng trên siêu âm đàn hồi mô trong đánh giá mức độ ác tính các nhân tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp: 86 bệnh nhân (94 nhân tuyến giáp) được phẫu thuật tại Bệnh viện K3 Tân Triều từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. So sánh các thông số định lượng siêu âm đàn hồi mô với kết quả mô bệnh bằng T test. Sử dụng đường cong ROC để đánh giá khả năng sử dụng các thông số định lượng như giá trị ngưỡng để phân biệt. Kết quả: Tỷ số căng và độ cứng của nhóm nhân lành và ác lần lượt là 3,2 ± 1,9 và 5,7 ± 3,5, 37,6 ± 26,1kPascal và 105,4 ± 48,8kPascal, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giá trị ngưỡng chỉ số căng 4,72, AUROC 0,811, độ nhạy (Se) 67,6%, độ đặc hiệu (Sp) 85%. Giá trị ngưỡng độ cứng 74,5kPascal, AUROC 0,889, Se 74,3%, Sp 90%. Kết luận: Các thông số định lượng trên siêu âm đàn hồi mô có giá trị dự báo mức độ ác tính các nhân tuyến giáp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Như Ánh (2018) Nghiên cứu giá trị của siêu âm đàn hồi mô trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Cakir B, Ersoy R, Cuhaci F et al (2014) Elastosonographic strain index in thyroid nodules with atypia of undetermined significance. Journal of endocrinological investigation 37(2): 127-133.
3. Cosgrove D, Barr R, Bojunga J, et al (2016) WFUMB guidelines and recommendations on the clinical use of ultrasound elastography: Part 4. Thyroid. Ultrasound med biol 43(1): 4-26.
4. Haugen BR, Alexander EK, Bible KC et al (2016) 2015 American thyroid association management guidelines for adult patients with thyroid nodules and differentiated thyroid cancer. THYROID 26(1): 1-133.
5. Hu X, Liu Y, and Qian L (2017) Diagnostic potential of real-time elastography (RTE) and shear wave elastography (SWE) to differentiate benign and malignant thyroid nodules. A systematic review and meta-analysis. Medicine 96(43): 1-6.
6. Kim H, Kim JA, Son EJ et al (2013) Quantitative assessment of shear-wave ultrasound elastography in thyroid nodules: diagnostic performance for predicting malignancy. European radiology 23(9)2532–2537.
7. Ning CP, Jiang SQ, Zhang T et al (2012) The value of strain ratio in differential diagnosis of thyroid solid nodules. European journal of radiology 81(2): 286-291.
8. Şahin M, Çakal E, Özbek M, et al (2014). Elastography in the differential diagnosis of thyroid nodules in Hashimoto thyroiditis. Medical oncology 31(97): 1-5.
9. Sebag F, Vaillant-Lombard J, Berbis J et al (2010) Shear wave elastography: A new ultrasound imaging mode for the differential diagnosis of benign and malignant thyroid nodules. The Journal of clinical endocrinology & metabolism 95(12): 5281-5288.
10. Veyrieres JB, Albarel F, Lombard JV et al (2012) A threshold value in Shear wave elastography to rule out malignant thyroid nodules: a reality?. European journal of radiology 81(12): 3965-3972.