Lâm sàng, phân loại vi khuẩn và tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân viêm đường mật có biến chứng nhiễm khuẩn huyết
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, phân loại vi khuẩn và tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân viêm đường mật có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu ở 110 bệnh nhân viêm đường mật có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Tất cả bệnh nhân đều được cấy máu, định danh vi khuẩn và làm kháng đồ tại Khoa Vi sinh vật - Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 03/2015 đến tháng 11/2019. Kết quả: Từ tháng 02/2015 đến tháng 11/2019 có 110 bệnh nhân được xác định nhiễm khuẩn huyết do viêm đường mật. Tuổi trung bình là 63,2 ± 15,9 tuổi. Số bệnh nhân > 65 tuổi là 63/110 (55,3%). Nam (58,8%) và nữ (37,7%). Nguyên nhân gây viêm đường mật: Sỏi đường mật (55,3%), ung thư đường mật (39,5%), chít hẹp lành tính (1,8%). Phân loại vi khuẩn: Nhiễm khuẩn Gram âm: 110/110 (100%), trong đó: E. coli (60.5%), và K. pneumoniae (19,3%). Có 4 loại kháng sinh có nhạy cảm với vi khuẩn (độ nhạy cảm trên 80%) gồm: Ertapenem, imipenem, meropenem và amikacin. Kết luận: Số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm chiếm tỷ lệ 100%, trong đó E. coli (60,5%), K. pneumoniae (19,3%). Các thuốc kháng sinh có hiệu quả điều trị cho bênh nhân viêm đường mật biến chứng nhiễm khuẩn huyết gồm: Ertapenem, imipenem, meropenem và amikacin.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Harumi Gomi et al (2018) Toyko guidelines 2018: Antimicrobial therapy for acute cholangitis and cholecystitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci 25: 3-16.
3. Claesson BE, Holmlud DE, Matzsch TW (1986) Microflora of the gallbladder related to duration of acute cholecystitis. Surg Gynecol Obstet 162: 531-535.
4. Shimada K, Noro T, Inamatsu T et al (1981) Bacteriology of acute obstructive suppurative cholangitis of the aged. J Clin Microbiol 14: 522-526.
5. Hafif A, Gutman M, Kaplan O et al (1991) The management of acute cholecystitis in
elderly patients. Am Surg 57: 648-652.
6. Yusoff IF, Barkun JS, Barkun AN (2003) Diagnosis and management of cholecystitis and cholangitis. Gastroenterol Clin North Am 32: 1145-1168.
7. Michael J Englesbe et al (2005) Resistant pathogens in biliary obstruction: Importance of cultures to guide antibiotic therapy. HPB (Oxford) 7(2): 144-148.
8. Ban Seok Lee et al (2013) Risk factors of organ failure in patients with bacteremic cholangitis. Digestive Diseases and Sciences 58(4): 1091-1099.
9. Melzer M et al (2007) Biliary tract infection and bacteraemia: Presentation, structural abnormalities, causative organisms and clinical outcomes. Postgrad Med J 83: 773-776.
10. Kuo CH, Changchien CS, Chen JJ et al (1995) Septic acute cholangitis. Scand J Gastroenterol 30: 272–275.
11. Health Protection Agency (2004) Laboratory detection and reporting of bacteria with
extended spectrum beta-lactamases. National Standard Method QSOP 51(2). London: Health Protection Agency.
12. Seiki Kiriyama et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholangitis. Japanese Society of Hepato Biliary 25(1): 17-30.