Phân tích mức độ tiêu thụ kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2015 đến năm 2017

  • Nguyễn Sơn Nam Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Duy Tám Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Carbapenem, DDD/100 ngày điều trị, hồi sức tích cực

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mức độ tiêu thụ carbapenem tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017. Từ đó, định hướng chương trình quản lý kháng sinh nhóm carbapenem cho bệnh viện. Đối tượng và phương pháp: Số liệu sử dụng kháng sinh carbapenem tại các khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2015 đến năm 2017, dữ liệu thống kê về số ngày điều trị của bệnh nhân nội trú. Kết quả: Tình hình tiêu thụ kháng sinh carbapenem giai đoạn 2015 - 2017 tăng dần theo thời gian và số liều DDD/100 ngày điều trị của năm 2017 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2015. Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Bệnh lây đường hô hấp và cấp cứu là hai đơn vị có lượng tiêu thụ carbapenem lớn nhất với DDD/100 ngày điều trị của Khoa Hồi sức tích cực là 27,24 và Khoa Bệnh lây đường hô hấp và cấp cứu là 15,44. Về xu hướng sử dụng các hoạt chất trong nhóm carbapenem được thực hiện qua kiểm định Mann–Kendall cho thấy, mức độ tiêu thụ meropenem và ertapenem tăng với các chỉ số tương ứng là S = 318, p<0,0001 và S = 422, p<0,0001. Ngược lại mức độ tiêu thụ imipenem trong giai đoạn này không xác định được xu hướng có ý nghĩa thống kê với S = -44, p=0,558 (>0,05). Kết luận:  Nghiên cứu cho thấy hình ảnh tổng thể về tình hình tiêu thụ kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong giai đoạn 2015 - 2017 về xu hướng sử dụng các thuốc trong nhóm này cũng như việc sử dụng của các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Nghiên cứu là cơ sở để triển khai các nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc cũng như chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. GARP Việt Nam (2009) Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008 - 2009. Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford.
2. Nguyễn Thị Thanh Hà, Lê Quốc Thịnh và cộng sự (2012) Nghiên cứu tính kháng thuốc của Acinetobacter baumannii phân lập được ở 7 bệnh viện tại Việt Nam. Tạp chí Y học Thực hành, Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Tuyến (2018) Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Melanie Cupp (2007) Comparison of carbapenem antibiotics. Pharmacist's Letter/Presscriber's Letter. 23(12): 231205.
5. Dumartin C, L'Heriteau F et al (2010) Antibiotic use in 530 French hospitals: results from surveilance network at hospital and ward levels in 2007. J. Chemother 29(1): 2028-2036.
6. Guclu E, Ogutlu A et al (2017) Antibiotic consumption in Turkish hospitals: A multi-center point prevalence study. J. Chemother 29(1): 19-24.
7. Hsu LY, Apisarnthanarak A et al (2017) Carbapenem - resistant acinetobacter baumannii and enterobacteriaceae in South and Southeast Asia. Clin. Microbiol. Rev 30(1): 22.
8. WHO (2011) Report on the burden of endemic health care - associated infection worldwide: A system review of literature.
9. WHO (2017) WHO collaborating center for drug statistics methology.