So sánh các tác dụng không mong muốn của giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối bằng gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm với gây tê ngoài màng cứng

  • Nguyễn Đức Lam Trường Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Nguyễn Hà Ngân Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Hữu Tú Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Tác dụng không mong muốn, gây tê thần kinh đùi, gây tê thần kinh hông to, gây tê ngoài màng cứng, phẫu thuật nội soi khớp gối

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh các tác dụng không mong muốn của hai phương pháp giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối là gây tê thần kinh đùi (truyền thuốc tê liên tục) và thần kinh hông to (tiêm thuốc tê một lần) dưới hướng dẫn siêu âm với gây tê ngoài màng cứng (truyền thuốc tê liên tục). Đối tượng và phương pháp: Can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp gối được chia thành 2 nhóm bằng nhau: Nhóm 1 được giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng, nhóm 2 được giảm đau sau mổ bằng gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to. Kết quả: Các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to so với gây tê ngoài màng cứng tương ứng là: Tỷ lệ buồn nôn chiếm 3,3% so với 20%, bí tiểu 0% so với 16,7%, tê chân 3,3% so với 23,3%. Kết luận: Phương pháp gây tê thần kinh đùi (truyền thuốc tê liên tục) và thần kinh hông to (tiêm thuốc tê một lần) dưới hướng dẫn của siêu âm ít gặp tác dụng không mong muốn hơn so với gây tê ngoài màng cứng khi giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dauri M, Polzoni M, Fabbi E et al (2003) Comparison of epidural, continuous femoral block and intraarticular analgesia after anterior cruciate ligament reconstruction. Acta Anaesthesiol Scand 47: 20-25.
2. Davies AF, Segar EP, Murdoch J et al (2004) Epidural infusion or combined femoral and sciatic nerve blocks as perioperative analgesia for knee arthroplasty. BritishJournal of Anaesthesia 93(3): 368-374.
3. Kawai K, Sanuki M, Kinoshita H (2004) Postoperative nausea and vomiting caused by epidural infusion following gynecological lararoscopic surgery: Fentanyl and ropivacain versus ropivacain alone. Masui 53(12): 1381-1385.
4. Faraz Shafiq, Hamid M, Samad K (2010) Complication and interventions associated with epidural analgesia for postoperative pain relief in a tertiary care hospital. M.E.J. Anesth 20(6): 827-832.
5. Ahmad Muhammad Taha, Abd-Elmaksoud (2016) Arthroscopic medial meniscus trimming or repair under nerve blocks: Which nerves should be blocked?. Saudi J Anaesth 10: 283-287.
6. Dusanka Z, Klavs B, Christian C et al (2006) A comparison of epidural analgesia with combined continuous femoral-sciatic nerve blocks after total knee replacement. Anesth Analg 102: 1240-1246.