Bước đầu sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018

  • Trần Thị Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Phú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Nhiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hạnh Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tình trạng dinh dưỡng, BBT, ung thư

Tóm tắt

Mục tiêu: Thử nghiệm sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bằng bộ công cụ BBT (Bach Mai - Boston Tool) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 170 bệnh nhân ung thư nhập viện lần đầu, được điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018. Kết quả: Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng bằng phương pháp BBT: Suy dinh dưỡng vừa là 46,5%, suy dinh dưỡng nặng là 9,4%. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 41,8%. Tỷ lệ albumin thấp là 22,4%. Tỷ lệ thiếu máu là 52,9%. Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 55,9%. Phương pháp sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng bằng BBT cần được áp dụng để sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng cho bệnh nhân trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dương Thị Phượng, Lê Thị Hương, Nguyễn Thùy Linh, Dương Thị Yến (2017) Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 160(1), tr. 163-169.
2. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn điều trị Dinh dưỡng lâm sàng. Nhà Xuất bản Y học.
3. Phùng Trọng Nghị và Vũ Thị Trang (2015) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Trung tâm ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103. Báo cáo Hội nghị khoa học chào mừng 65 năm truyền thống Bệnh viện Quân y 103.
4. Phạm Thị Thu Hương và các cộng sự (2013) Thực trạng dinh dưỡng, kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng điều trị hóa chất tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm 9(4).
5. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh và Lê Minh Hương (2013) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ ung thư dạ dày. Tạp chí Y học thực hành 884(10).
6. Đào Thị Thu Hoài (2015) Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sỹ dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012) Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện Nhân dân 115. Dinh dưỡng và thực phẩm 11(3), tr. 47-49.
8. Fearon K, Strasser F, Anker SD et al (2011) Definition and classification of cancer cachexia: An international consensus. Lancet Oncol 12(5): 489-495.
9. Manders AJ (2015) Comparison of a novel brief nutrition screening tool and the nutrition subjective global assessment at Bach Mai Hospital (BMH), Hanoi, Vietnam. Published online: 1/2015https://www.fasebj.org/doi/10.1096/fasebj.29.1_supplement.579.20.
10. Torre LA, Bray F, Siegel RL et al (2015) Global cancer statistics, 2012. CA Cancer J Clin 65(2): 87-108.