Mối tương quan giữa sức cản và điện kháng đường thở với chỉ số FEV1% và FEV1/FVC ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa chỉ số sức cản và điện kháng đường thở với chỉ số thông khí phổi FEV1% và FEV1/FVC ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 150 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định vào kiểm tra định kỳ tại Khoa Nội Hô hấp (A5) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 09/2017 đến tháng 11/2018. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, xét nghiệm máu, điện tim, siêu âm, chụp X-quang ngực và được đo sức cản (Rrs), điện kháng (Xrs) đường thở đồng thời với đo chức năng thông khí phổi trên cùng một máy MostGraph-02 (Chest M.I., Co. Ltd., Tokyo, Nhật Bản), thống nhất theo quy trình kỹ thuật chuẩn. Kết quả: Các chỉ số chức năng thông khí phổi giảm: FVC: 2,81 ± 0,52L, FEV1: 1,85 ± 0,34L, FEV1%: 53,1 ± 22,9%, FEV1/FVC: 52,42 ± 10,65%, FEF 25-75 (%): 22,56 ± 13,82%; PEF: 24,37 ± 14,91. Sức cản đường thở R5 và R20 ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn và X5 âm nhiều hơn so với người bình thường. R5 có mối tương quan nghịch mức độ vừa với FEV1 và FEV1% (với r là -0,542 và -0,573) và chặt (r = -0,61) với FEV1/FVC. X5 có mối tương quan thuận mức độ vừa với FEV1, FEV1% và với FEV1/FVC (r = 0,492, 0,512, 0,559). Kết luận: Sức cản và điện kháng đường thở có mối tương quan mức độ vừa và chặt với các chỉ số FEV1% và FEV1/FVC ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Từ khóa: Sức cản, điện kháng đường thở, mối tương quan, FEV1%, FEV1/FVC.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Goldman MD (2001) Clinical application of forced oscillation. Pulm Pharmacol Ther 14(5): 341-350.
3. Kurosawa H, Ohishi J, Shimizu Y et al (2010) A new method to assess lung volume dependency of respiratory system resistance using forced oscillation. Am J Respir Crit Care Med 181: 1240.
4. Landser FJ, Cle´ment J, Van de Woestijne KP (1982) Normal values of total respiratory resistance and reactance determined by forced oscillations: Influence of smoking. Chest 81: 586-591.
5. Marko T, Vasileios E, Wim J (2017) Non-linear parameters of specific resistance loops to characterise obstructive airway diseases. Respiratory Reseach 18: 9.
6. Masashi M, Toshihiro S, Kazutaka M et al (2014) Predictors of expiratory flow limitation measured by forced oscillation technique in COPD. BMC Pulmonary Medicine 14(23). doi:10.1186/1471-2466-14-23.
7. Mori K, Shirai T, Mikamo M et al (2011) Colored 3-dimensional analyses of respiratory resistance and reactance in COPD and asthma. COPD 8: 456-463.
8. Ohishi J, Kurosawa H, Ogawa H et al (2011) Application of impulse oscillometry for within-breath analysis in patients with chronic obstructive pulmonary disease: Pilot study. BMJ Open 1(2): 000184.