Tỷ lệ phân lập được và đặc điểm kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017

  • Bùi Trí Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Trọng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đăng Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Acinetobacter baumannii, kháng kháng sinh, bệnh phẩm

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm và sự kháng kháng sinh của A. baumannii. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 12.024 mẫu bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, máu, nước tiểu và mủ - dịch vết thương được lấy từ các bệnh nhân nội trú trong năm 2017, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ phân lập được A. baumannii trong bệnh phẩm đường hô hấp là 12,20%, các mẫu bệnh phẩm khác như máu: 4,38%, nước tiểu: 3,35%, dịch vết thương: 1,91%. A. baumannii có tỷ lệ đề kháng cao với hầu hết các nhóm kháng sinh cephalosporin, aminosid, quinolon và carbapenem: Cefotaxime (70,9%), ceftriaxone (76,95%), cefepime (75,88%), cefuroxime (64,9%), ceftazidime (63,33%), amoxicillin/clavulanic acid (60,5%), piperacillin/tazobactam (73,8%), trimethoprim/sulfamethoxazole (43,63%), amikacin (51,0%), gentamicin (70,63%), levofloxacin (82,30%), imipenem (66,75%) và meropenem (66,05%). Kháng sinh nhóm polymyxin là colistin chưa thấy kháng.


Từ khóa: Acinetobacter baumannii, kháng kháng sinh, bệnh phẩm.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2013) Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
2. Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị Thông, Chu Thị Nga (2005) Tìm hiểu tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng từ 6/2003 - 6/2005. Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học Y Dược Việt Nam lần thứ XIII.
3. Bùi Nghĩa Thịnh, Phạm Anh Tuấn và cộng sự (2010) Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ 1/1/2010 đến 30/6/2010. Báo cáo Hội nghị Khoa học Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 2010.
4. Nguyễn Phú Hương Lan (2009) Khảo sát tác nhân viêm phổi bệnh viện từ dịch rữa khí quản và các biện pháp phòng ngừa. Báo cáo Khoa học Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh.
5. Trần Thị Thanh Nga (2009) Tình hình nhiễm khuẩn và tính đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn, tổng kết của Khoa Vi sinh Bệnh viện Chợ Rẫy cuối năm 2009.
6. Nguyễn Thị Thanh Hà (2013) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii tại miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam.
7. Đoàn Mai Phương (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
8. Koulenti D, Tsigou E, Rello J (2016) Nosocomial pneumonia in 27 ICUs in Europe: Perspectives from the EU-VAP/CAP study. Eur J Clin Microbiol Infect Dis.
9. Gaynes R, Edwards JR (2005) National Nosocomial Infections Surveillance System. Overview of nosocomial infections caused by gram-negative bacilli. Clin Infect Dis 41: 848.
10. Cisneros JM, Rodríguez-Baño J (2002) Nosocomial bacteremia due to Acinetobacter baumannii: Epidemiology, clinical features and treatment. Clin Microbiol Infect 8: 687.
11. Cisneros JM, Reyes MJ, Pachón J et al (1996) Bacteremia due to Acinetobacter baumannii: Epidemiology, clinical findings, and prognostic features. Clin Infect Dis 22: 1026.
12. Seifert H, Strate A, Pulverer G (1995) Nosocomial bacteremia due to Acinetobacter baumannii. Clinical features, epidemiology, and predictors of mortality. Medicine (Baltimore) 74: 340.
13. Paterson DL (2006) Resistance in gram-negative bacteria: Enterobacteriaceae. Am J Med. 119(6-1): 20-28; discussion: 62-70.