Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng đốt sóng cao tần tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

  • Nguyễn Quang Trung Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Main Article Content

Keywords

Ung thư phổi không tế bào nhỏ, đốt sóng cao tần

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả, các tai biến và biến chứng của phương pháp đốt sóng cao tần trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu kết hợp hồi cứu 42 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng đốt sóng cao tần. Kết quả:  Tuổi trung bình của bệnh nhân là 65 tuổi (khoảng 58 - 81). Các giai đoạn ung thư là I (23,8%), II (52,3%), III (16,8%) và IV (7,1%). Khối u có đường kính trung bình là 31mm (khoảng 13 - 47mm). Thời gian nằm viện trung bình là 4,5 +/- 2 ngày. Tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 95,3%. Thời gian sống trung bình toàn bộ là 18,0 tháng. Các biến chứng chủ yếu hay gặp là ho ra máu chiếm 33,3%, tiếp theo là tràn khí màng phổi 11,9% và viêm phổi chiếm 11,1%. Kết luận: Phương pháp đốt sóng cao tần điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ có hiệu quả, ít các biến chứng và thời gian nằm viện ngắn.


Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, đốt sóng cao tần.


Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. GLOBOCAN 2012.
2. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010) Điều trị nội khoa ung thư. Nhà xuất bản y học, tr. 81-93.
3. The National Institute for Health and Clinical Excellence (NICE) (2010) Percutaneous radiofrequency ablation for primary or secondary lung cancers. Interventional procedures guidance Published online nice.org.uk/guidance/ipg372: 9-36.
4. Lencioni R (2008) Lung cancer can be treated with radiofrequency ablation (Rapture study). The Lancet Oncology.
5. Sano Y (2007) Feasibility of percutaneous radiofrequency ablation for intrathoracic malignancies: A large single-center experience. Cancer 109(7): 1397-1405.
6. Nomura M, Yamakado K, Nomoto Y et al (2008) Complications after lung radiofrequency ablation: risk factors for lung inflammation. Br J Radiol 81(963): 244–249.
7. Hiran CF (2005) Radiofrequency ablation for the treatment of non–small cell lung cancer in marginal surgical candidates. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery 129(3 ).
8. Lee JM, Jin GY, Goldberg SN et al (2004) Percutaneous radiofrequency ablation for inoperable non-small cell lung cancer and metastases: Preliminary report. Radiology 230(1): 125-134.