Đánh giá kết quả sinh thiết hạch cửa có định hướng đồng vị phóng xạ kết hợp với chất chỉ thị màu trong phẫu thuật điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

  • Nguyễn Quang Trung Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
  • Vũ Đình Giáp Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Main Article Content

Keywords

Sinh thiết hạch cửa, nạo hạch nách

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá kết quả sinh thiết hạch cửa có định hướng đồng vị phóng xạ kết hợp với chất chỉ thị màu trong phẫu thuật điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018, chúng tôi tiền cứu 37 bệnh nhân carcinôm vú giai đoạn 0-I-II được sinh thiết hạch cửa và nạo hạch nách. Tất cả hạch cửa được đánh giá bằng cắt lạnh và nhuộm H&E sau mổ. Ghi nhận tỷ lệ nhận diện, âm tính giả, dương tính giả. Giá trị của thủ thuật này dựa vào độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và độ chính xác. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 50,7 tuổi. Vị trí khối u đa số ở 1/4 trên ngoài (83,8%). Kích thước khối u trung bình 2,3cm, 70,3% số bệnh nhân ở giai đoạn IIa.  Ung thư biểu mô thể ống xâm lấn chiếm tỷ lệ 89,2%, mô học độ 2 chiếm 67,5%. Tỷ lệ phát hiện hạch cửa là 97,3% trong đó 87,5% được xác định bằng có định hướng đồng vị phóng xạ kết hợp chỉ thị màu, 12,5%. Số lượng hạch cửa xác định được trung bình là 2,11 ± 0,75. Độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 96%, giá trị dự báo dương tính là 91,7%, giá trị dự báo âm tính là 100%, độ chính xác toàn bộ là 97,2%, tỷ lệ âm tính giả là 0%, tỷ lệ dương tính giả 3,8%. Các yếu tố kích thước u, độ mô học không thấy có ảnh hưởng đến tỷ lệ phát hiện hạch cửa. Kết luận: Sinh thiết hạch cửa có định hướng đồng vị phóng xạ kết hợp chất chỉ thị màu là phương pháp an toàn, có độ chính xác cao. Thủ thuật này thực sự hữu ích trong điều trị ung thư vú giai đoạn sớm giúp bệnh nhân tránh được việc nạo vét hạch nách không cần thiết.


Từ khóa: Sinh thiết hạch cửa, nạo hạch nách.


Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Hồng Quang (2012) Nghiên cứu úng dụng kỹ thuật hiện hình và sinh thiết hạch của trong đánh giá tình trạng di căn hạch nách ở bệnh nhân ung thư vú. Luận án Tiến sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
2. Trần Tứ Quý (2009) Nghiên cứu tình trang di căn hạch gác trong ung thư vú giai đọan I-IIA. Luận án Chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Huế.
3. Trần Văn Thiệp, Trương Văn Trường, Huỳnh Hồng Hạnh và cộng sự (2010) Sinh thiết hạch lính gác trong carcinoma vú giai đọan sớm 0-I-II. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 14, Số 4, tr. 441-452.
4. Vũ Kiên (2015) Nghiên cứu tình trạng di căn hạch gác bằng dược chất phóng xạ làm cơ sở xác định phương pháp phẫu thuật ung thư vú giai đoạn I, IIa. Luận án Tiến sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
5. Ferlay J, Shin HR, Bray F et al (2010) Estimates of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008. Int J Cancer 127: 2893-2917.
6. Giuliano AE, Kirgan DM, Guenther DM et al (1994) Lymphatic mapping and sentinel lymphadenectomy for breast cancer. Ann Surg 220: 391-401.
7. Krag DN, Anderson SJ, Julian TB et al (2010) Sentinel-lymph-node resection compared with conventional axillary-lymph-node dissection in clinically node-negative patients with breast cancer: overall survival findings from the NSABP B-32 randomised phase 3 trial. The Lancet Oncology 11: 927-933.