Nghiên cứu chẩn đoán chấn thương gan tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc

  • Phạm Tiến Biên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
  • Nguyễn Hoàng Diệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
  • Trịnh Hồng Sơn Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Chấn thương gan, siêu âm

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá tình hình chẩn đoán chấn thương gan tại các bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả tất cả những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương gan tại các bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc, trong thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả: Có 124 bệnh nhân, chủ yếu trong độ tuổi lao động 16 - 45 (82,3%). Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương gan (61,2%). Chỉ định siêu âm trong 96,2% trường hợp được phẫu thuật và phát hiện được 98,7% dịch ổ bụng và 76% tổn thương gan. Kết luận: Chẩn đoán chấn thương gan tại các tỉnh miền núi phía Bắc cần kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng trong đó siêu âm đóng vai trò quan trọng.


Từ khóa: Chấn thương gan, siêu âm.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Hùng (2012) Nghiên cứu điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 50-120.
2. Nguyễn Quốc Hùng (2002) Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tổn thương gan trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/1999 - 8/2001. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 35-56.
3. Nguyễn Hải Nam và Trịnh Hồng Sơn (2012) Đối chiếu lâm sàng với phân loại độ chấn thương gan bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị vỡ gan chấn thương. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 30-56.
4. Nguyễn Thanh Long và Trịnh Hồng Sơn (1999) Chấn thương và vết thương gan phân loại mức độ tổn thương, chẩn đoán và điều trị (198 trường hợp trong 6 năm 1990 - 1995). Y học thực hành, tr. 40-48.
5. Nguyễn Tiến Quyết (2007) Chấn thương gan - Các yếu tố quyết định thái độ điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ngoại khoa, tr. 34-43.
6. Trịnh Hồng Sơn (2012) Nghiên cứu tình hình chẩn đoán và điều trị chấn thương gan tại các bệnh viện đa khoa tỉnh biên giới miền núi phía bắc trong 6 tháng đầu năm 2009. Y học thực hành, tr. 82-89.
7. Kozar RA (2006) Risk factors for hepatic morbidity following nonoperative management: Multicenter study. Arch Surg: 451-459.
8. Miele V (2002) Hemoretroperitoneum associated with liver bare area injuries: CT evaluation. Eur Radiol: 765-769.
9. Scollay JM (2005) Eleven years of liver trauma: The Scottish experience. World J Surg: 744-749.
10. Moosa Zargar (2010) Liver trauma: Operative and non-operative management. International Journal of Collaborative Research on Internal Medicine & Public Health: 96-107.