So sánh hiệu quả lâm sàng và dùng thuốc giảm đau sớm sau phẫu thuật lấy đĩa đệm thắt lưng: Phẫu thuật mở lấy đĩa đệm dưới màng xương và vi phẫu thuật lấy đĩa đệm qua tách cơ
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và sử dụng thuốc giảm đau sớm sau mổ của hai phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng: Phương pháp mổ mở dưới màng xương và phương pháp tách cơ vi phẫu thuật lấy đĩa đệm. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu. Nghiên cứu gồm 105 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng một tầng, thể lệch bên hoặc cạnh trung tâm được phẫu thuật tại Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 02/2019. Các bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: Nhóm I (63 bệnh nhân) được phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở dưới màng xương kinh điển lấy đĩa đệm (OSD: Open subperiosteal discectomy) và nhóm II (42 bệnh nhân) được phẫu thuật bằng phương pháp tách cơ vi phẫu thuật lấy đĩa đệm (TMD: Transmuscular microdiscectomy). Hiệu quả lâm sàng được đánh giá thông qua các thang điểm ODI, VAS (đau lưng và chân). Việc sử dụng thuốc giảm đau sớm sau phẫu thuật dựa vào thang điểm đau 3 mức của Tổ chức Y tế Thế giới. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể về điểm ODI, VAS lưng và chân sau phẫu thuật ở cả hai nhóm. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng giữa hai nhóm (p>0,05). Việc sử dụng giảm đau sớm sau phẫu thuật của nhóm được lấy đĩa đệm bằng vi phẫu thuật qua đường tách cơ thấp hơn nhóm mổ mở dưới màng xương, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (điểm dùng giảm đau sau phẫu thuật trung bình 4,7 điểm so với 2,6 điểm; sự khác nhau có ý nghĩa thống kê, p=0,03). Kết luận: Phương pháp vi phẫu thuật lấy đĩa đệm qua tách cơ có hiệu quả lâm sàng tương đương như phương pháp mổ mở dưới màng xương kinh điển. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau sớm sau phẫu thuật của nhóm vi phẫu thuật lấy đĩa đệm qua tách cơ thấp hơn đáng kể nhóm mổ mở dưới màng xương. Chính vì vậy, vi phẫu thuật lấy đĩa đệm qua tách cơ có thể là kỹ thuật ít xâm lấn hơn phẫu thuật mổ mở dưới màng xương kinh điển
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Katayama Y, Matsuyama Y, Yoshihara H, Sakai Y, Nakamura H, Nakashima S et al (2006) Comparison of surgical outcomes between macrodiscectomy and microdiscectomy for lumbar disc herniation: A prospective randomized study with surgery performed by the same spine surgeon. J Spinal Disord Tech 19(5): 344-347.
3. Veresciagina K, Spakauskas B, Ambrozaitis KV (2010) Clinical outcomes of patients with lumbar disc herniation, selected for one-level open-discectomy and microdiscectomy. Eur Spine J 19(9): 1450-1458.
4. Schick U, Dohnert J, Richter A (2002) Microendoscopic lumbar discectomy versus open surgery: An intraoperative EMG study. Eur Spine J 11(1): 20-26.
5. Kim DY, Lee SH, Chung SK, Lee HY (2005) Comparison of multifidus muscle atrophy and trunk extension muscle strength: Percutaneous versus open pedicle screw fixation. Spine 30(1): 123-129.
6. Brock M, Kunkel P, Papavero L (2008) Lumbar microdiscectomy: Subperiosteal versus transmuscular approach and influence on the early postoperative analgesic consumption. Eur Spine J 17: 518-522.
7. Franke J, Greiner-Perth R, Boehm H, Mahlfeld K, Grasshoff H, Allam Y et al (2009) Comparison of a minimally invasive procedure versus standard microscopic discotomy: A prospective randomised controlled clinical trial. Eur Spine J 18(7): 992-1000.
8. Tachibana T, Maruo K, Fumihiro Arizumi (2017) Preservation of paraspinal muscle after transmuscular approach using a tubular retractor for lumbar decompression surgery. Interdisciplinary Neurosurgery: Advanced Techniques and Case Management 9: 85-88.
9. Park BS, Kwon YJ, Won YS (2010) Minimally invasive muscle sparing transmuscular microdiscectomy: Technique and comparison with conventional subperiosteal microdiscectomy during the early postoperative period. J Korean Neurosurg Soc 48: 225-229.
10. Kim YB, Hyun SJ (2007) Clinical applications of the tubular retractor on spinal disorders. J Korean Neurosurg Soc 42: 245-250.
11. Arts MP, Brand R, van den Akker ME, Koes BW, Bartels RH, Tan WF et al (2011) Tubular diskectomy vs conventional microdiskectomy for the treatment of lumbar disk herniation: 2-year results of a double-blind randomized controlled trial. Neurosurgery 69(1): 135-144.
12. Amin RM, Andrade NS, Neuman BJ (2017) Lumbar disc herniation. Curr Rev Musculoskelet Med 10: 507-516.