Đánh giá kết quả sử dụng vạt cánh tay ngoài trong tạo hình khoang miệng sau cắt ung thư

  • Nguyễn Hồng Nhung Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương
  • Lại Bình Nguyên Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương
  • Vũ Ngọc Lâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vạt cánh tay ngoài, ung thư khoang miệng

Tóm tắt

 Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng vạt cánh tay ngoài (CTN) trong tạo hình các khuyết tổ chức trong khoang miệng sau cắt ung thư. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 61 bệnh nhân (46 nam, 15 nữ có độ tuổi trung bình 57,05, từ 27 đến 77 tuổi). Sử dụng 61 vạt cánh tay ngoài tạo hình các khuyết tổ chức khoang miệng sau cắt ung thư. Diện khuyết tổ chức sau cắt u bao gồm: Khuyết 1/3 lưỡi và sàn miệng 5/61 (8,19%), khuyết 1/2 lưỡi 32/61 (52,45%), khuyết 2/3 lưỡi 16/61 (26,22%), khuyết sàn miệng 1/61 (1,63%) và khuyết niêm mạc má - hậu hàm 7/61 (11,47%). Kích thước vạt CTN: Nhỏ nhất là 5 × 10cm, lớn nhất là 7 × 20cm, trung bình là 5,87 (SD = 0,42) × 14,54 (SD = 2,07) cm. Kết quả: 60/61 vạt sống toàn bộ, 1/61 vạt bị hoại tử. Vết mổ nơi lấy vạt được đóng trực tiếp 51/60 trường hợp, ghép da bổ xung 10/61 trường hợp. Theo dõi 47/61 bệnh nhân sau 24 tháng cho thấy 97,2% bệnh nhân nói bình thường và gần bình thường, 88,9% bệnh nhân ăn được thức ăn bình thường, chỉ 11,1% phải ăn thức ăn mềm. Kết luận: Vạt cánh tay ngoài là chất liệu tạo hình đáng tin cậy để tạo hình các khuyết vừa và nhỏ vùng khoang miệng sau cắt ung thư.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tài Sơn (2011) Ứng dụng vạt da cân cánh tay ngoài phục hồi tổn khuyết phần mềm sau phẫu thuật điều trị ung thư khoang miệng. Tạp chí nghiên cứu y học, số 6, tập 77, tr. 26-30.
2. Nguyễn Tài Sơn (2012) Đánh giá kết quả sử dụng vạt cánh tay ngoài tự do trong điều trị một số dạng tổn khuyết vùng hàm mặt. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Số đặc biệt, tập 4, tr. 124-128.
3. Brown JS, Rogers SN, Lowe D (2006) A comparison of tongue and soft palate squamous cell carcinoma treated by primary surgery in terms of survival and quality of life outcomes. Int J Oral Maxillofac Surg 35: 208-214.
4. Brown L, Rieger JM, Harris J, Seikaly H (2010) A longitudinal study of functional outcomes after surgical resection and microvascular reconstruction for oral cancer: tongue mobility and swallowing function. J Oral MaxillofacSurg 68(11): 2690-2700.
5. Chang E, Ibrahim A, Papazian N, Jurgus A, Nguyen A, Suami H, Yu P (2016) Perforator mapping and optimizing design of the lateral arm flap: Anatomy revisited and clinical experience. Plastic and Reconstructive Surgery 138: 300-306.
6. Marques Faria JC, Rodrigues ML, Scopel GP et al (2008) The versatility of the free lateral arm flap in head and neck soft tissue reconstruction: clinical experience of 210 cases. J PlastReconstrAesthet Surg 61: 172-179.
7. Pastars K, Zariņš J, Tars J, Skagers A (2018) Oral Reconstruction with free lateral arm flap analysis of complications and donor site morbidity for patients with advanced stage oral cancer. Proceedings of the Latvian Academy of Sciences, Section B: Natural, Exact, and Applied Sciences; 72: 268-272.
8. Siegel R, Ma J, Zou Z (2014) Cancer statistics. A Cancer Journal for Clinicians 64: 9-29.
9. Song XM, Yuan Y, J ao TZ et al (2007) Application of lateral arm free flap in oraland maxillofacial reconstruction following tumor surgery. Med Princ Pract 16: 394-398.
10. Thankappan K, Kuriakose M, Chatni S, Sharan R, Trivedi N, Vijayaraghavan S, Sharma M, Lyer S (2011) Lateral arm free flap for oral tongue reconstruction an analysis of surgical details, morbidity, and functional and aesthetic outcome. Annals of Plastic Surgery 66: 261-266