Nhận xét giá trị NT-proBNP trong chẩn đoán nguyên nhân hạ natri máu ở bệnh nhân xuất huyết não

  • Nguyễn Đình Dũng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Nguyễn Phương Đông Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

NT-proBNP, hạ natri máu, xuất huyết não

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét giá trị NT-proBNP trong chẩn đoán nguyên nhân hạ natri máu ở bệnh nhân xuất huyết não: Hội chứng mất muối não (CSWS), hội chứng tiết bất hợp lí hormon chống bài niệu (SIADH). Đối tượng và phương pháp: Mô tả, tiến cứu, 86 bệnh nhân xuất huyết não có hạ natri máu được làm xét nghiệm NT-proBNP ở thời điểm phát hiện hạ natri máu, theo dõi điều trị và xác định nguyên nhân hạ natri máu sau đó. Kết quả: Có 31 bệnh nhân bị CSWS, 47 bệnh nhân SIADH, 8 bệnh nhân chưa xác định nguyên nhân hạ Na. Nồng độ NT-proBNP máu ở bệnh nhân xuất huyết não có hạ natri máu là 240,5 ± 274,7pg/ml, không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ NT-proBNP và điểm NIHSS; nồng độ NT-proBNP máu ở bệnh nhân hạ natri do CSWS (420,1 ± 285,5pg/ml) cao hơn có ý nghĩa nhóm do SIADH (107,1 ± 133,1pg/ml) với p<0,05, tại điểm cắt NT-proBNP bằng 183pg/ml có độ nhạy là 86,67% và độ đặc hiệu là 87,23% giá trị tiên đoán dương tính 81,8%, giá trị tiên đoán âm tính 91%. Kết luận: Tại điểm cắt NT-proBNP bằng 183pg/ml có giá trị chẩn đoán hạ natri máu do CSWS với độ nhạy là 86,67% và độ đặc hiệu là 87,23%, giá trị tiên đoán dương tính 81,8%, giá trị tiên đoán âm tính 91%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Đình Tuấn, Nguyễn Huy Ngọc, Nguyễn Hồng Quân và cộng sự (2017) Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và mối liên hệ giữa nồng độ NT-proBNP với các yếu tố lâm sàng ở bệnh nhân đột quỵ não. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 12, tr. 180-184.
2. Trần Thị Phước Yên và Hoàng Khánh (2010) Nghiên cứu nồng độ N-Terminal proB-Natriuretic peptide huyết thanh ở bệnh nhân tai biến mạch máu não cấp. Luận văn Thạc sỹ Y học - trường Đại học Y Dược Huế.
3. George Tobin, Ari G Chacko and Rajaratnam Simon (2018) Evaluation of NT-proBNP as a marker of the volume status of neurosurgical patients developing hyponatremia and natriuresis: A pilot study. Neurology India 66(5): 1383-1388.
4. Hanako N, Hiroshi O, Kazuki H et al (2017) Cerebral salt-wasting syndrome and inappropriate antidiuretic hormone syndrome after subarachnoid hemorrhaging. Intern Med 56: 677-680.
5. Niu R , Teng J (2017) Clinical significance of plasma levels of N-terminal brain natriuretic peptide and copeptin in patients with acute cerebral haemorrhage. Biomedical Research 28(13): 5638-5641.
6. Spatenkova V, Kazda A and Suchomel P (2008) N-terminal B-type natriuretic peptide and renal function parameters in cerebral salt wasting syndrome. Crit Care 12(2): 466.