Đánh giá hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm trong vi phẫu thuật nối mạch máu thần kinh vùng cẳng tay

  • An Hải Toàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Chung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trương Thọ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Duy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Hoàng Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Gây tê thần kinh, siêu âm, vi phẫu thuật

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn siêu âm trong vi phẫu thuật nối mạch máu thần kinh vùng cẳng tay. Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân, ASA I, II, tuổi từ 16 đến 65, có chỉ định nối mạch máu, thần kinh vùng cẳng tay. Bệnh nhân được gây tê đám rối cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm bằng marcain 0,375% (1,5mg/kg) kết hợp lidocain 2% (2mg/kg), đánh giá mức độ ức chế cảm giác đau theo thang điểm của Hollmen, ức chế vận động theo thang điểm Bromage. Kết quả: Thời gian xuất hiện mất cảm giác đau tại cẳng bàn tay trung bình 6,70 ± 2,22 phút, thời gian kéo dài ức chế cảm giác đau trung bình 327,8 ± 21,48 phút, thời gian xuất hiện ức chế vận động 13,25 ± 3,73 phút, thời gian kéo dài ức chế vận động độ 3: 241,78 ± 65,67 phút, mức độ ức chế vận động chủ yếu là độ 3. Tỷ lệ thành công 97,77%. Không có trường hợp tai biến biến chứng nào được ghi nhận trong nghiên cứu. Kết luận: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm có tỷ lệ thành công cao, thời gian tê kéo dài đảm bảo cho vi phẫu thuật vùng cẳng bàn tay.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Lý (2016) Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm trong phẫu thuật cẳng bàn tay. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, tập 11, tr. 92-97.
2. Nguyễn Thanh Tú và cộng sự (2018) Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường nách dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật chi trên. Y học thực hành 1057, tr. 71-76.
3. Brain DO, Donnell, Gabrielle Lohom (2009) An estimation of minimum effective anesthetic volume of 2% Lidocaine in untrasound-guided axillary brachial plexus block. Anesthesiology 111(1): 25-28
4. Chan VW, Perlas, Bull (2007) Ultrasound guidance improve success rate of axillary brachial plexus block. Can J anesth 54(7): 594.
5. Fernando Alemanno et al (2006) The middle interscalene block: Cadaver study and clinical asessment. Regional Anesthesia and Pain Medicine 31(6): 563-568.
6. Hopkins PM (2007) Ultrasound guidance as a gold standard in regional anaesthesia. British Journal of Anaesthesia 98(3): 299-301.
7. Thomas LC, Graham SK, Osteen KD, Porter HS, Nossaman BD (2012) Comparison of Ultrasound and nerve stimulation techniques for Interscalene brachial plexus block for shoulder surgery in a residency training environment: A randomized, Controlled, Observer-Blinded Trial. Ochsner J 12(1): 86.
8. Anil Ratnawat, Fateh Singh Bhati, Chanda Khatri et al (2016) Comparative study between never stimulator guided technique and ultrasound guided technique of supraclavicular nerve block for upper limb surgery. International Journal of Research in Medical Sciences 4(6): 2101-2106.
9. Singh S et al (2015) An evaluation of brachial plexus block using a nerve stimulator versus ultrasound guidance: A randomized controlled trial. J Anaesthesiol Clin Pharmacol 31(3): 370-374.