Đặc điểm lâm sàng, biến đổi đường kính nhĩ trái, đường kính và chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ

  • Lê Thị Ngọc Hân Bệnh viện Quân y 103
  • Phạm Thị Thủy Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Oanh Oanh Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Duy Toàn Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Rung nhĩ, suy tim mạn tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, sự biến đổi đường kính nhĩ trái, thất trái và chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: 155 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: (1) 65 bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ và (2) 90 bệnh nhân suy tim mạn tính không có rung nhĩ. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, ghi điện tâm đồ 12 đạo trình, xét nghiệm máu, siêu âm tim. Kết quả: Đường kính nhĩ trái trung bình của nhóm suy tim mạn tính có rung nhĩ cao hơn so với nhóm suy tim mạn tính không có rung nhĩ (46,62 ± 9,63mm so với 37,9 ± 6,86mm), p<0,001. 7,69% bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ có huyết khối trong buồng tim. Chưa thấy sự khác biệt về đường kính thất trái giữa 2 nhóm suy tim mạn tính có rung nhĩ và suy tim mạn tính không có rung nhĩ (51,01 ± 9,72mm so với 52,45 ± 12,21mm), p>0,05. Phân số tống máu thất trái trung bình của nhóm suy tim mạn tính có rung nhĩ thấp hơn nhóm suy tim mạn tính không có rung nhĩ (45,60 ± 16,52% so với 51,47 ± 14,06%), p<0,05. Ở nhóm bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ, bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao 80%; suy tim NYHA III-IV chiếm đa số 72,31%; rung nhĩ có đáp ứng thất nhanh chiếm tỷ lệ cao 63,08%. Kết luận: Suy tim mạn tính có rung nhĩ thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi, mức độ suy tim thường nặng (NYHA III-IV). Bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ có tần số tim nhanh hơn, giãn nhĩ trái nhiều hơn và phân suất tống máu thất trái giảm hơn so với suy tim mạn tính không có rung nhĩ. Chưa thấy sự khác biệt về đường kính thất trái giữa 2 nhóm có rung nhĩ và không có rung nhĩ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Thảo (2018) Khảo sát rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn Thái (2017) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có rung nhĩ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Học viện Quân y.
3. Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Lân Việt, Đặng Vạn Phước (2016) Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rung nhĩ 2016. Hội Tim mạch học Việt Nam.
4. Mamas MA, Caldwell JC, Chacko S, Garratt CJ, Fath-Ordoubadi F, Neyses L (2009) A meta-analysis of the prognostic significance of atrial fibrillation in chronic heart failure. European journal of heart failure 11: 676-683.
5. Melenovsky V, Hwang SJ, Redfield MM, Zakeri R, Lin G, Borlaug BA (2015) Left atrial remodeling and function in advanced heart failure with preserved or reduced ejection fraction. Circulation. Heart failure 8: 295-303.
6. Seko Y, Kato T, Haruna T et al (2018) Association between atrial fibrillation, atrial enlargement, and left ventricular geometric remodeling. Sci Rep 8: 6366.
7. Urbonas G, Valius L, Šakalytė G, Petniūnas K, Petniūnienė I (2018) Quality of anticoagulation PDBe management in warfarin treated patients with non-valvular atrial fibrillation: A descriptive real-world study in a private setting in Brazi. Journal of the American College of Cardiology 71(11): A376.
8. Stewart S, Hart CL, Hole DJ, McMurray JJ (2002) A population-based study of the long-term risks associated with atrial fibrillation: 20-year follow-up of the Renfrew/Paisley study. Am J Med 113: 359-364.
9. Tsang TS, Barnes ME, Bailey KR et al (2001) Left atrial volume: Important risk marker of incident atrial fibrillation in 1655 older men and women. Mayo Clinic proceedings 76: 467-475.
10. Yancy CW, Jessup M, Bozkurt B et al (2013) 2013 ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: A report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Journal of the American College of Cardiology 62: 147-239.