Đánh giá hiệu quả của nuôi dưỡng tĩnh mạch với tình trạng dinh dưỡng của trẻ sinh non viêm ruột hoại tử

  • Lưu Thị Mỹ Thục Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Trần Thị Thùy Linh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Main Article Content

Keywords

Tình trạng dinh dưỡng, viêm ruột hoại tử, sinh non

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của nuôi dưỡng tĩnh mạch với tình trạng dinh dưỡng của trẻ sinh non viêm ruột hoại tử và biến chứng trong quá trình nuôi dưỡng. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng, đánh giá hiệu quả can thiệp “trước - sau” trên 50 trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử điều trị tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016. Kết quả: 60% trẻ tăng cân (26% tăng cân như mong muốn), mức tăng cân trung bình 219,60g/ đợt, thời gian nuôi dưỡng trung bình là 8,32 ngày, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm sau khi được hỗ trợ nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Kết luận: Nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch rất quan trọng cho trẻ sinh non đặc biệt là khi có viêm ruột hoại tử. Tuy nhiên, dịch nuôi dưỡng cần đảm bảo đủ và cân bằng yếu tố đa lượng và vi lượng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Kim Anh, Lê Nguyễn Nhật Trung (2012) Đặc điểm viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng II. Y học Thành phố Hồ Chí Minh tr. 16-19
2. Tô Văn Hải, Nguyễn Hữu Hoan, Nguyễn Hải Hà. (2009) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố nguy cơ, điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Nhi khoa 4,4 tr. 126.
3. Nguyễn Hoài Thu (2013) Đánh giá thực trạng nuôi dưỡng nhân tạo hoàn toàn qua đường tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn cao học.
4. Nguyễn Thị Diệu (2015) Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn ở bệnh nhân sau PTĐTH. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II.
5. Bùi Thị Tho (2014) Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng và kết quả nuôi dưỡng nhân tạo tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn Thạc sỹ y khoa. Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Koletzko B, Goulet O et al (2005) Guidelines on paediatric parenteral nutrition of the European Society of Paediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition (ESPGHAN) and the European Society for clinical nutrition and metabolism (ESPEN), supported by the European Society of Paediatric Research (ESPR). J Pediatr Gastroenterol Nutr 41(2): 1-87.
6. Srinivas B, David O, John S, Kei L. (2014) Standardised neonatal parenteral nutrition formulations - an Australasian group consensu. Bolisetty et al. BMC Pediatrics 14: 48.
7. Carol RP (2008). Nutritional management of the infant with necrotizing enterocolitis. Practical gastroenterology, February: 46-60.
8. Kotiya P, Xueping Z (2015) Effects of early and late parenteral nutrition on clinical outcomes in very low birth weight preterm infants: A systematic review and metaanalysis. Kotiya and Zhu, J Neonatal Biol 4: 3.
9. Bell MJ, Ternberg JL et al (1978) Neonatal necrotizing enterocolitis: Therapeutic decisions based upon clinical staging. Ann Surg 187: 1.