Đánh giá đặc điểm các biến cố bất lợi của một số phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn 2015 - 2017

  • Nguyễn Sơn Nam Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Biến cố bất lợi, ung thư đại trực tràng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các biến cố bất lợi (ADE) của một số phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng theo mức độ độc tính, các phác đồ điều trị và chu kỳ điều trị. Đối tượng và phương pháp: Theo dõi 115 bệnh nhân ung thư đại trực tràng điều trị hóa chất chu kì 1 từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015, tiếp tục theo dõi các đợt điều trị tiếp theo đến ngày 31/12/2017. Kết quả và kết luận: Ghi nhận được 3.463 ADE, trung bình có 2,7 ADE/ đợt điều trị, xác định được 10 ADE có tỷ lệ gặp cao nhất. Các ADE ghi nhận được chủ yếu là độ 1 và độ 2, rất ít độ 3 và 4. Theo phác đồ điều trị, các biến cố buồn nôn, mệt mỏi thường gặp nhiều ở tất cả các phác đồ, tuy nhiên phác đồ FOLFOX4 có tỷ lệ gặp thấp nhất (p<0,05). Theo chu kỳ điều trị, biến cố buồn nôn có tỷ lệ gặp cao nhất ở khoảng chu kỳ từ 10 - 12 (74,6%), thấp nhất ở khoảng chu kỳ 1 - 3 (48,1%) (p<0,05). Các biến cố: Phản ứng tại vị trí tiêm, dị cảm và tăng AST gặp ở tất cả các khoảng chu kỳ và tỷ lệ gặp tăng lên ở các khoảng chu kỳ sau (p<0,05).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng.
2. Lê Mạnh Hà, Phạm Xuân Vỹ (2013) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng. Tạp chí Y học thực hành, tập 870 (số 5), tr. 133-135.
3. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Tuyết Mai và cộng sự (2009) Đánh giá hiệu quả của phác đồ FOLFOX4 trong điều trị UTĐTT giai đoạn muộn tại Bệnh viện K từ tháng 01/2006 đến tháng 06/2008. Tạp chí Y học thực hành, tập 664 (số 6), tr. 58-62.
4. Trần Hồng Linh (2009) Đánh giá tình hình gặp sự cố bất lợi của thuốc (ADE) và hiệu quả của giám sát tích cực ADE tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Trần Thắng (2012) Nghiên cứu áp dụng hóa trị bổ trợ phác đồ FUFA trong điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y hà Nội.
6. Americal Cancer Society (2011) Colorectal cancer facts & figures 2011- 2013: 1-5
7. Sugihara K, Ohtsu A, Shimada Y et al (2012) Analysis of neurosensory adverse events induced by FOLFOX4 treatment in colorectal cancer patients: A comparison between tow Asia studies and four Western studies. Cancer Medicine 1(2): 198-206.
8. Tam VC, Rask S, Sengul T K et al (2009) Generaliza of toxicity data from oncology clinical trials to cliniacal practive: toxicity of irinotecan - based regiment in patients with metastatic colorectal cancer. Cerrent oncology 16(6): 13-20.
9. Vincenzi B, Santini D, Frezza AM el al (2011) The role of S-adenosyl methionine in preventing FOLFOX - induced live toxicity: A retrospective analysis in patients affected by resected colorectal cancer treated with adjuvant FOLFOX regimen. Original research: 345-349.