Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tử vong của viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Lưu Thị Mỹ Thục Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Trần Thị Thùy Linh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Main Article Content

Keywords

Viêm ruột hoại tử, sinh non, tử vong, Bệnh viện Nhi Trung ương

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tử vong do viêm ruột hoại tử và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tử vong. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên một loạt ca bệnh trẻ sinh non mắc viêm ruột hoại tử được điều trị tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016. Viêm ruột hoại tử được xác định theo tiêu chuẩn Bell cải tiến. Kết quả: Có 73 trẻ mắc viêm ruột hoại tử trong tổng số 1150 trẻ sinh non được theo dõi trong cùng thời gian nghiên cứu, tỷ lệ tử vong 23,3%. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong như cân nặng lúc sinh và tuổi thai thấp, viêm ruột hoại tử giai đoạn III theo tiêu chuẩn Bell, giảm Albumin máu, kèm theo nhiễm khuẩn huyết. Kết luận: Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non thấp cân song viêm ruột hoại tử vẫn là một trong những biến chứng nặng thường gặp ở trẻ sinh non.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Kim Anh, Lê Nguyễn Nhật Trung (2012) Đặc điểm viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng II. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(4).
2. Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013) Đối chiếu kết quả nội soi ổ bụng với kết quả phân loại viêm ruột hoại tử sơ sinh theo Bell cải tiến. Luận văn cao học.
3. Dương Quốc Trưởng (2015) Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn cao học.
4. Bell MJ, Ternberg JL, Feigin RD et al (1978) Neonatal necrotizing enterocolitis : Therapeutic decisions based upon clinical staging. Ann Surg187: 1.
5. Neu J, Mihatsch W (2012) Recent developments in necrotizing enterocolitis. JPEN J Parenter Enteral Nutr 36(1): 30-35.
6. Niyaz A, Buch MD, Mushtaq AMD et al (2001) Neonatal necrotizing enterocolitis: A clinical study andoutcome. JK-Practitioner 8(4): 237-239.
7. Katherine E, Gregory (2011) Necrotizing enterocolitis in the premature infant: Neonatal nursing assessment, disease pathogenesis and clinical presentation. Adv Neonatal Care. June 11(3): 155-166.
8. Carol RP (2008) Nutritional management of the infant with necrotizing enterocolitis. Ptactical gastroenterology. February: 46-60.
9. Yeh TC et al (2004) Necrotizing enterocolitis in infants: Clinical outcome and influence on growth and neurodevelopment. J Formos Med Assoc 103(10): 761-766.
10. Atkinson SD, Tuggle DW, Tunell WP (1989) Hypoalbuminemia may predispose infants to necrotizing enterocolitis. J Pediatr Surg 24(7): 674-676.