Bước đầu đánh giá mức độ biểu hiện và giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết của một số micro-RNA lưu hành tự do trong máu

  • Trần Thị Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Tất Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, miR-146-3p, miR-146-5p, miR 147b, miR-150, miR-155, miR 223

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Thiết lập phương pháp định lượng miRNA lưu hành tự do trong máu ngoại vi và xác định các miRNA ứng viên để tiếp tục nghiên cứu vai trò của các miRNA ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, có so sánh bệnh-chứng. Đối tượng nghiên cứu gồm 31 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và nhóm chứng gồm 30 người khỏe mạnh. Định lượng miRNA được thực hiện bằng kỹ thuật PCR bán định lượng (realtime qPCR) sử dụng SYBERGREEN làm chất đánh dấu tại Khoa Sinh học phân tử, Bệnh viện TWQĐ 108. Có 6 miRNA được lựa chọn nghiên cứu: MiRNA-146-3p, miRNA-146-5p, miRNA 147b, miRNA-155, miRNA -223. Kết quả: Mức độ biểu hiện tương đối của 4 miRNA: MiRNA-146-3p, miRNA-147b, miRNA-155 và miRNA-223 ở nhóm nhiễm khuẩn huyết cao nhóm chứng là người khỏe mạnh (p=0,000). MiRNA-146-3p và miRNA-147b có diện tích dưới đường cong ROC lớn nhất trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và người khỏe mạnh với AUC tương ứng là 0,849 và 0,868 và có thể phù hợp cho các bước đánh giá tiếp sau. Kết luận: Mức độ biểu hiện của 4miRs lưu hành trong huyết tương: MiRNA-146-3p, miRNA-147b, miRNA-155 và miRNA- 223 có thể là các dấu ấn sinh học tiềm năng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.


 Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, miR-146-3p, miR-146-5p, miR 147b, miR-150, miR-155, miR 223.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Singer M et al (2016) The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). Jama 315(8): 801-810.
2. Kumar A et al (2006) Duration of hypotension before initiation of effective antimicrobial therapy is the critical determinant of survival in human septic shock. Crit Care Med 34(6): 1589-1596.
3. Lee RC, Feinbaum RL, and Ambros V (1993) The C. elegans heterochronic gene lin-4 encodes small RNAs with antisense complementarity to lin-14. Cell 75(5): 843-884.
4. O'Neill LA, Sheedy FJ, and McCoy CE (2011) MicroRNAs: the fine-tuners of Toll-like receptor signalling. Nat Rev Immunol 11(3): 163-175.
5. Liu G et al (2009) miR-147, a microRNA that is induced upon Toll-like receptor stimulation, regulates murine macrophage inflammatory responses. Proc Natl Acad Sci USA 106(37): 15819-15824.
6. Chen C et al (2005) Real-time quantification of microRNAs by stem-loop RT-PCR. Nucleic Acids Res 33(20): 179.
7. Benz F et al (2013) U6 is unsuitable for normalization of serum miRNA levels in patients with sepsis or liver fibrosis. Exp Mol Med 45: 42.
8. Lange T et al (2017) Identification of miR-16 as an endogenous reference gene for the normalization of urinary exosomal miRNA expression data from CKD patients. PLoS One 12(8): 0183435.
9. Briegel J and Mohnle P (2013) International guidelines of the surviving sepsis campaign: update 2012. Anaesthesist 62(4): 304-309.
10. Liu J et al (2015) Elevated miR-155 expression induces immunosuppression via CD39(+) regulatory T-cells in sepsis patient. Int J Infect Dis 40: 135-141.