Đánh giá sự cải thiện các chỉ số khí máu khi áp dụng liệu pháp huy động phế nang trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi

  • Lại Văn Hoàn Bệnh viện Hữu Nghị
  • Công Quyết Thắng Bệnh viện Hữu Nghị
  • Lê Thị Việt Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Huy động phế nang, phẫu thuật ổ bụng, khí máu

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của liệu pháp huy động phế nang về cải thiện khí máu động mạch ở bệnh nhân gây mê. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên được chia 2 nhóm “nhóm can thiệp” 45 bệnh nhân và “nhóm chứng” 37 bệnh nhân. Phương pháp huy động phế nang với mức áp lực 40cmH2O trong 40 giây và duy trì PEEP 5cmH2O. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm can thiệp và nhóm chứng là xấp xỉ nhau (74,8 ± 8,4 ở nhóm can thiệp và 76,4 ± 9,5 ở nhóm chứng). Trị số PaO2 trung bình tại thời điểm sau 5 phút huy động phế nang lần cuối và kết thúc thở máy cả 2 nhóm (T2), ở nhóm can thiệp là 151,33 ± 25,94mmHg so với nhóm chứng là 132,53 ± 36,08mmHg, với p<0,05. Trị số PaO2 trung bình tại thời điểm 30 phút sau khi rút ống (T3) ở nhóm can thiệp và nhóm chứng lần lượt là 110,28 ± 18,47mmHg và 97,06 ± 28,19mmHg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trị số PaCO2 trung bình ở nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm T2 lần lượt là 39,12 ± 7,20mmHg và 38,21 ± 5,76mmHg; với p>0,05. Tại thời điểm T2, trị số PaO2/FiO2 trung bình của nhóm can thiệp là 359,06 ± 62,84 so với nhóm chứng là 310,22 ± 71,74, với p<0,01. Kết luận: Liệu pháp huy động phế nang làm cải thiện một cách hiệu quả và có ý nghĩa thống kê về các chỉ số khí máu động mạch như là PaO2, PaCO2, cũng như PaO2/FiO2 trong gây mê trên những bệnh nhân được phẫu thuật bụng.


Từ khóa: Huy động phế nang, phẫu thuật ổ bụng, khí máu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Almarakbi WA, Fawzi HM, Alhashemi JA (2009) Effects of four intraoperative ventilatory strategies on respiratory compliance and gas exchange during laparoscopic gastric banding in obese patients. BJA: British Journal of Anaesthesia 102(6): 862-868.
2. Anis S, Amr E, Fouad G (2011) The effect of alveolar recruitment maneuvres on arterial oxygenation and lung compliance during general anesthesia. Ain Shams Journal of Anesthesiology 4(1): 37-48.
3. Arozullah AM, Daley J, Henderson WG et al (2000) Multifactorial risk index for predicting postoperative respiratory failure in men after major noncardiac surgery. The national veterans administration surgical quality improvement program. Ann Surg 232(2): 242-53.
4. Duggan M, Kavanagh BP (2005) Pulmonary atelectasisa pathogenic perioperative entity. Anesthesiology: The Journal of the American Society of Anesthesiologists 102(4): 838-854.
5. Lovas A, Szakmány T (2015) Haemodynamic effects of lung recruitment manoeuvres. BioMed Research International.
6. Souza AP de, Buschpigel M, Mathias LA, Silva T et al (2009) Analysis of the effects of the alveolar recruitment maneuver on blood oxygenation during bariatric surgery. Revista brasileira de anestesiologia 59(2): 177-186.
7. Sprung J, Weingarten Toby N, Warner David O (2010) Ventilatory strategies during anesthesia. Morbid Obesity: Peri-operative Management, Cambridge University Press.
8. Sprung J, Whalen Francis X, Comfere Thomas et al (2009) Alveolar recruitment and arterial desflurane concentration during bariatric surgery. Anesthesia & Analgesia 108(1): 120-127.
9. Weingarten TN, Whalen FX, Warner DO et al (2009) Comparison of two ventilatory strategies in elderly patients undergoing major abdominal surgery. British journal of anaesthesia 104(1): 16-22.
10. Grasso S, Mascia L, Del Turco M et al (2002) Effects of recruiting maneuvers in patients with acute respiratory distress syndrome ventilated with protective ventilatory strategy. Anesthesiology: The Journal of the American Society of Anesthesiologists 96(4): 795-802.