Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh vảy nến mụn mủ toàn thân

  • Nguyễn Thị Quỳnh Trang Viện NCKH Y Dược Lâm sàng 108
  • Đặng Văn Em Viện NCKH Y Dược Lâm sàng 108
  • Lê Huyền My Bệnh viện Da liễu Trung ương

Main Article Content

Keywords

Vảy nến mụn mủ, vảy nến mụn mủ toàn thân

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh vảy nến mụn mủ toàn thân. Đối tượng và phương pháp: 49 bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ: 1/1, tuổi khởi phát trung bình: 32,82 ± 19,25 năm, khởi phát bệnh dưới 40 tuổi 67,3%, tiền sử gia đình gặp 14,3% và chủ yếu là thứ phát 63,3%. Yếu tố khởi phát: 30,6% sau dùng corticoid, 24,5% sau dùng thuốc đông y. Triệu chứng: Đau rát 83,7%, ngứa 38,8%, phù nề 98% bệnh nhân. Mức độ nặng 57,1%, vừa 32,7% và nhẹ 10,2%. Kết luận: Vảy nến mụn mủ toàn thân là thể nặng của bệnh vảy nến, gặp cả 2 giới với tuổi khởi phát bệnh sớm, chủ yếu là thứ phát sau vảy nến thông thường được khởi động bởi các yếu tố: Corticoid toàn thân, thuốc đông y. Bệnh nhân thường đi kèm triệu chứng toàn thân nặng nề: Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh. Hình ảnh lâm sàng đặc trưng là ban đỏ và mụn mủ.


Từ khóa: Vảy nến mụn mủ, vảy nến mụn mủ toàn thân.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đặng Văn Em (2013) Một số bệnh tự miễn dịch thường gặp trong da liễu. Nhà xuất bản Y học, tr. 319-511.
2. Ohkawara A, Yasuda H et al (1996) Generalized pustular psoriasis in Japan: Two distinct groups formed by differences in symptoms and genetic background. Acta Derm Venereol 76(1): 68-71.
3. Choon SE, Lai NM et al (2014) Clinical profile, morbidity, and outcome of adult-onset generalized pustular psoriasis: Analysis of 102 cases seen in a tertiary hospital in Johor, Malaysia. Int J Dermatol 53(6): 676-684.
4. Baker H and Ryan TJ (1968) Generalised pustular psoriasis: A clinical and epidemiological study of 104 cases. Br J Dermatol 80: 771-793.
5. Fujita H, Terui T et al (2018) Japanese guidelines for the management and treatment of generalized pustular psoriasis: The new pathogenesis and treatment of GPP. J Dermatol 45(11): 1235-1270.
6. Iizuka H, Takahash H, and Yamamoto AI (2003) Pathophysiology of generalized pustular psoriasis. Archives of Dermatological Research 295: 55-59.
7. Borges-Costa Jo, Silva R, and Gonçalves L (2011) Clinical and laboratory features in acute generalized pustular psoriasis: A retrospective study of 34 patients. Am J Clin Dermatol 12(4): 271-276.
8. Hoegler KM, John AM et al (2018) Generalized pustular psoriasis: A review and update on treatment. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology 32(10): 1645-1651.
9. Viguier M, Allez M et al (2004) High frequency of cholestasis in generalized pustular psoriasis: Evidence for neutrophilic involvement of the biliary tract. Hepatology 40(2): 152-458.
10. Tay YK and Tham SN (1997) The profile and outcome of pustular psoriasis in Singapore: A report of 28 cases. Int J Dermatol 36(4): 266-271.