Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại Trường Trung học cơ sở Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2019

  • Bùi Thị Thu Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Long Nghĩa Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đinh Xuân Thành Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trần Văn Tiến Cục y tế dự phòng

Main Article Content

Keywords

Chăm sóc răng miệng, kiến thức, thái độ, thực hành

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại Trường Trung học cơ sở Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 827 học sinh tại Trường Trung học cơ sở Bồng Sơn từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2019. Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh theo bộ câu hỏi được chọn lọc, sửa đổi từ bộ câu hỏi dùng trong nhiều nghiên cứu trước đây. Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả: Tổng cộng có 827 học sinh tham gia nghiên cứu, trong đó có 436 (52,7%) là học sinh nam. Nghiên cứu cho thấy 516 học sinh (62,4%) có kiến thức đạt về chăm sóc răng miệng nhưng chỉ có 328 học sinh (39,7%) có thái độ tích cực và 353 học sinh (43,7%) có thực hành đạt về chăm sóc răng miệng. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra hơn một nửa số học sinh có kiến thức chăm sóc răng miệng đạt để duy trì sức khoẻ răng miệng, nhưng thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh vẫn còn kém. Xây dựng các chương trình giáo dục nha khoa trong chương trình học tại trường kết hợp với sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô sẽ giúp học sinh có nền tảng kiến thức chăm sóc răng miệng vững chắc, thái độ chăm sóc răng miệng tích cực và thực hành chăm sóc răng miệng đúng ngay từ khi còn nhỏ.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Tạ Quốc Đại (2012) Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tr. 63-98.
2. Al-Omiri MK, Al-Wahadni M, Saeed KN (2006) Oral health attitudes. Knowledge, and Behavior Among School Children in North Jordan 70(2): 179-187.
3. Jasbeen Chanda and Gulshan Umbreen (2017) Oral hygiene: Knowledge, attitude and practice among school children. Lahore 16: 170-174.
4. Khamaiseh A and Albashtawy M (2013) Oral health knowledge, attitudes, and practices among secondary school students. British Journal of School Nursing 8(4): 194-199.
5. Kuusela S, Honkala E, Rimpelä A, Karvonen S, và Rimpelä M (1997) Trends in toothbrushing frequency among finnish adolescents between 1977 and 1995. Community Dent Health 14(2): 84-89.
6. Mohammed Albashtawy (2011) Oral health patterns among schoolchildren in Mafraq Governorate, Jordan. The Journal of School Nursing 28(2): 124-129.
7. Vishwanathaiah S (2016) Knowledge, attitudes, and oral health practices of school children in Davangere. International journal of clinical pediatric dentistry 9(2): 172-176.
8. Smyth E, Caamano F, and Fernández-Riveiro P (2007) Oral health knowledge, attitudes and practice in 12-year-old school children. Med Oral Patol Oral Cir Bucal 12(8): 614-620.
9. Whye Lian Cheah, Lian, Tay Siow-Phing, Chat Chai, Bong Cheong, Shin, Luqmanul Hakim, Baharuddin, Bainun Zhuleikha, and jalil Jalil (2010) Oral health knowledge, attitude and practice among secondary school students in Kuching, Sarawak. Archives of Orofacial Sciences 5: 9-16.
10. Yilkal TG and Asnakew TT (2018) Assessment of knowledge, attitude, and practice toward oral hygiene among governmental secondary school students in Debre Tabor Town, Amhara Region, North Central Ethiopia 2018: Institutional-based cross-sectional survey. International Journal of Oral Health Sciences 8(2): 92.