Đánh giá hiệu quả lâm sàng ở bệnh nhân sốc tim do viêm cơ tim cấp được hỗ trợ oxy qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch-động mạch

  • Bùi Văn Cường Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Thị Việt Hoa Viện NCKH Y Dược Lâm sàng 108
  • Đào Xuân Cơ Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Oxy qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch- động mạch, viêm cơ tim cấp, sốc tim

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng ở bệnh nhân sốc tim do viêm cơ tim cấp được hỗ trợ oxy qua màng ngoài cơ thể. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm cơ tim cấp được hỗ trợ ECMO VA tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2014 đến năm 2018. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, bệnh nhân được ghi lại các thông số nhịp tim, huyết áp, huyết áp trung bình, lactate và điểm suy tạng (SOFA) trước và sau khi bệnh nhân được hỗ trợ ECMO. Kết quả: Có 54 bệnh nhân, tuổi trung bình 35,6 (min: 18, max: 67), nữ 36 bệnh nhân (66,7%), tỷ lệ sống 81,4%. Sau ECMO mạch bệnh nhân giảm từ 116,9 ± 43,02 đến lúc kết thúc ECMO 94,4 ± 29,02 lần/phút, huyết áp trung bình và độ chênh huyết áp cải thiện sau ECMO lần lượt chỉ số trước ECMO 62,4 ± 24,60mmHg, 33,7 ± 14,85mmHg và lúc kết thúc ECMO 77,6 ± 17,70mmHg, 39,5 ± 16,71mmHg. Chỉ số lactate cũng giảm, trước ECMO 7,6 ± 4,47mmol/l và lúc kết thúc ECMO là 2,5 ± 3,38mmol/l. Điểm suy tạng trước ECMO SOFA 7,8 ± 2,68 và 9,6 ± 3,68 lúc kết thúc ECMO. Kết luận: Sau ECMO tình trạng sốc bệnh nhân cải thiện, nhịp tim, lactate máu giảm xuống, huyết áp trung bình, độ chênh huyết áp cải thiện, điểm SOFA chưa cải thiện ở thời điểm kết thúc ECMO.


Từ khoá: Oxy qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch- động mạch, viêm cơ tim cấp, sốc tim.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Caforio ALP, Pankuweit S, Arbustini E et al (2013) Current state of knowledge on aetiology, diagnosis, management, and therapy of myocarditis: A position statement of the European Society of Cardiology Working Group on Myocardial and Pericardial Diseases. Eur Heart J 34(33): 2636-2648, 2648–2648.
2. Hollenberg SM, Kavinsky CJ, Parrillo JE (1999) Cardiogenic shock. Ann Intern Med 131(1): 47-59.
3. Hofer A, Leitner S, Kreuzer M et al (2017) Differential diagnosis of alterations in arterial flow and tissue oxygenation on venoarterial extracorporeal membrane oxygenation. Int J Artif Organs 40(11): 651–655.
4. Lorusso R, Centofanti P et al (2016) Venoarterial Extracorporeal membrane oxygenation for acute fulminant myocarditis in adult patients: A 5-Year multi-institutional experience. Ann Thorac Surg 101(3): 919-926.
5. Mirabel M, Luyt CE, Leprince P et al (2011) Outcomes, long-term quality of life, and psychologic assessment of fulminant myocarditis patients rescued by mechanical circulatory support. Crit Care Med 39(5): 1029-1035.
6. Montero S, Aissaoui N, Tadié JM et al (2018) Fulminant giant-cell myocarditis on mechanical circulatory support: Management and outcomes of a French multicentre cohort. Int J Cardiol 253: 105-112.
7. Veronese G, Ammirati E, Cipriani M et al (2018) Fulminant myocarditis: Characteristics, treatment, and outcomes. Anatol J Cardiol 19(4): 279-286.