Nghiên cứu thực trạng hoạt động thể lực của học sinh tại ba trường trung học phổ thông Hà Nội năm 2017

  • Nguyễn Mạnh Tiến Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Nguyễn Thị Phương Anh Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Trần Tiến Tú Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Nguyễn Công Minh Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Phạm Thị Hồng Vân Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Trần Thị Anh Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Đặng Vũ Phương Linh Trường Đại học Y tế Công cộng

Main Article Content

Keywords

Hoạt động thể lực, trung học phổ thông

Tóm tắt

Mục tiêu:  Mô tả thực trạng hoạt động thể lực ở học sinh tại 03 trường trung học phổ thông Hà Nội năm 2017. Đối tượng và phương pháp: Áp dụng thiết kế cắt ngang mô tả. Có 425 học sinh tham gia nghiên cứu, theo phương pháp chọn mẫu cụm 2 giai đoạn, tại 03 trường trung học phổ thông Hà Nội. Ở mỗi khối, lựa chọn ngẫu nhiên toàn bộ học sinh trong 01 lớp đại diện tham gia. Thu thập số liệu bằng phát vấn bộ câu hỏi Active - Q Physical Activity. Kết quả: Học sinh có thời lượng và trị số chuyển hóa năng lượng tương đương của các hoạt động hàng ngày chưa phù hợp. Cao nhất là hoạt động học tập/làm việc (6,55 ± 2,12 giờ/ngày; 15,42 ± 5,84 MET - giờ/ngày) và chơi thể thao là thấp nhất (0,03 giờ/ngày;  0,19 MET - giờ/ngày). Tổng trị số chuyển hóa năng lượng tương đương của học sinh là 44,06 ± 6,52 MET - 24 giờ/ngày (95% KTC: 3,42 - 44,71 MET - 24 giờ/ngày). Học sinh đạt hoạt động thể lực tĩnh tại, cường độ nhẹ và cường độ vừa phải lần lượt là 8,1%; 91,1%; 0,8%. Trong đó, 99,2% học sinh không đạt mức độ hoạt động thể lực theo khuyến nghị Tổ chức Y tế thế giới. Kết luận: Học sinh dành thời lượng cho các hoạt động hàng ngày chưa phù hợp, tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực còn cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Kiều Anh, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Nhật Cảm (2017) Thực trạng hoạt động thể lực ở học sinh tuổi vị thành niên tại Thành phố Hà Nội, năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng, tập 27, số 7.
2. Bộ Nội vụ, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) (2015) Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam. Hà Nội, tr. 46-52.
3. Đồng Hương Lan (2016) Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh Trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung. Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục. Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
4. De Moraes AC, Guerra PH, Menezes PR Hospitalaria (2013) The worldwide prevalence of insufficient physical activity in adolescents; a systematic review. Nutrición 28(3): 575-584.
5. Centers for Disease Control and Prevention (2011) Physical activity levels of high school students - United States, 2010. Morbidity and Mortality Weekly Report 60(23): 773-777.
6. Department of Medical Epidemiology and Biostatistics (Karolinska Institutet). The Active-Q Physical Activity Questionaires. [Online]. 2014 [cited 2014 Oct 02]. Available from:
http://ki.se/en/meb/the-active-q-physical-activity-questionnaires.
7. Braithwaite IE, Stewart AW, Hancox RJ, Murphy R, Wall CR, Beasley R et al (2017) Body mass index and vigorous physical activity in children and adolescents: An international cross-sectional study. Acta paediatrica 106(8): 1323-1330.
8. IO Senbanjo, KA Oshikoya (2010) Physical activity and body mass index of school children and adolescents in Abeokuta, Southwest Nigeria. World Journal of Pediatrics Aug 6(3): 217-222.
9. Shashank N, BM John, Seema P (2016) A study of the relationship of physical activity with scholastic performance and body mass index in children 12 - 18 years of age. Sri Lanka Journal of Child Health 45(1): 18-23.
10. Farias Júnior JC, Lopes AS, Mota J, Hallal PC (2012) Physical activity practice and associated factors in adolescents in Northeastern Brazil. Rev Saude Publica 46(3): 505-515.
11. WHO WHO Map Production Health Statistics and Information Systems (HIS). [Online]. Available from:
http://gamapserver.who.int/gho/interactive_charts/ncd/risk_factors/physical_inactivity/atlas.html?indicator=i1&date=Male.
12. WHO Prevalence of insufficient physical activity. [Online]. Available from:
http://www.who.int/gho/ncd/risk_factors/physical_activity_text/en/.
13. Wi-Young (2012) So association between of physical activity and academic performance in Korean adolescent students. BMC Public Health 12: 256.