Đặc điểm tình trạng xơ hóa bao trước sau phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đặt thể thủy tinh nhân tạo tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2014

  • Bùi Thị Vân Anh Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Phạm Xuân Hoàng Bệnh viện Mắt Trung ương

Main Article Content

Keywords

Xơ hóa bao trước thể thủy tinh, hydrophobic, hydrophilic

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng xơ hóa bao trước thể thủy tinh sau mổ phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo và tìm hiểu 1 số yếu tố ảnh hưởng. Đối tượng và phương pháp: Các mắt đã được phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/12/2012. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Bệnh nhân được hỏi bệnh, khám và ghi nhận tình trạng xơ hóa bao trước sau khi đã tra dãn đồng tử. Kết quả: 206 mắt của 168 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 69,2 ± 5,8 được đưa vào nghiên cứu. Xơ hóa bao trước chiếm tỷ lệ cao 95,1% tuy nhiên 96,6% trường hợp ở mức độ nhẹ (55,3% độ 1, 23,8% độ 2 và 12,6% độ 3), chỉ 3,4% trường hợp xơ hóa bao trước độ 4. Tỷ lệ xơ hóa bao trước thấp hơn ở thể thủy tinh nhân tạo có chất liệu hydrophobic có phủ heparin. Vị trí thể thủy tinh nhân tạo và quai thể thủy tinh nhân tạo làm tăng mức độ xơ hóa bao trước sau phẫu thuật. Kết luận: Sau phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo tỷ lệ xơ hóa bao trước cao tuy nhiên nhẹ không ảnh hưởng thị lực. Nhóm thể thủy tinh nhân tạo chất liệu hydrophobic có phủ heparin có tỷ lệ xơ hóa bao trước thấp nhất.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Mạnh Hùng (2007) Đánh giá kết quả lâu dài của phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh, đặt thể thủy tinh nhân tạo. Tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Tôn Thị Kim Thanh, Vũ Thị Thái (2004) Thể thủy tinh. Bài giảng nhãn khoa lâm sàng bán phần trước nhãn cầu, Bộ môn Mắt, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 170-211.
3. Andreas JK, Michael A et al (2001) Postoperative inflammation after lens epithelial cell removal: 2 year results. JCRS 27(9): 1380-1385.
4. Hayasy H, Hayashi K, Nakao F (1998) Anterio capsule contraction and intraocular lens dislocation in eye with pseudoexfloliation syndrome. Br. J. Ophthamol 82(12): 1429-1432.
5. Joo CK (1996) Capsular opening contraction after continuous curvilinear capsulorhexis and intraocular lens implantation. J. C.R.S 22: 585-589.
6. Maar N, Rushswurm ID, Zehetmeyer M (2002) Plate - haptic silicone intraocular lens implantation: Long-term results. J. Cataract. Surg 28: 992-997.
7. Vock L, Georgopoulos M et al (2007) Effect of the hydrophylicity of acrylic intraocular lens material and haptic angulation on anterior capsule opacification. Br. J. Ophthalmol 91: 476-480.