Nghiên cứu đặc điểm hình thái phình mạch máu não và đánh giá kết quả ngắn hạn can thiệp đặt stent chuyển hướng dòng chảy điều trị phình mạch máu não
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình thái phình mạch máu não. Kết quả ngắn hạn can thiệp điều trị phình mạch máu não bằng stent chuyển hướng dòng chảy. Đối tượng và phương pháp: Gồm 227 bệnh nhân được điều trị bằng stent chuyển hướng dòng chảy từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 08 năm 2019. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, theo dõi dọc theo thời gian để đánh giá kết quả điều trị. Kết quả: 227 bệnh nhân với 239 phình mạch máu não. Tuổi trung bình 50,2 ± 12,1 tuổi, nữ giới chiếm 71,4%. Phình mạch dạng túi chiếm chủ yếu 94,15% với tỉ lệ thân túi trên cổ túi < 1,5 là 89,8%. Vị trí phình mạch thuộc tuần hoàn trước chiếm 95,6%. Đa phần phình mạch có kích thước nhỏ và trung bình, phình kích thước lớn và phình khổng lồ > 25mm có 8,8%. Kỹ thuật đặt stent chuyển hướng dòng chảy được thực hiện thành công cho 99,56% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Stent đặt đúng vị trí, nở tốt và áp sát thành đạt 92,8%. Đọng thuốc trong tổn thương phình mạch sau đặt stent chuyển hướng dòng chảy là 75,6%. Tỷ lệ biến chứng sau can thiệp 4,4%, 01 trường hợp tử vong liên quan đến kỹ thuật chiếm 0,4%. Tỷ lệ phình mạch tắc hoàn toàn sau 3 tháng đến 6 tháng lần lượt là 57,83% và 84,37%. Tỷ lệ tái hẹp mức độ nhẹ trong stent không kèm triệu chứng lâm sàng là 4,9%. Kết luận: Can thiệp đặt stent chuyển hướng dòng chảy điều trị phình mạch máu não có hiệu quả cao và tương đối an toàn.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Vũ Đăng Lưu (2012) Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phình động mạch não vỡ bằng can thiệp nội mạch. Trường Đại Học Y Hà Nội.
3. Cinar C, Bozkaya H, Oran I (2013) Endovascular treatment of cranial aneurysms with the pipeline flow-diverting stent: Preliminary mid-term results. Diagn Interv Radiol 19(2): 154-164.
4. David F, Henry HW, Felipe CA, Peter KN (2008) Definitive reconstruction of circumferential, fusiform intracranial aneurysms with the pipeline embolization device. Neurosurgery Clinics of North America 62(5): 1115-1121.
5. Kouskouras CA, Charitanti C, Giavroglou N, Foroglou P, Selviaridis V, Kontopoulos A, Dimitriadis S (2004) Intracranial aneurysms: Evaluation using CTA and MRA. Correlation with DSA and intraoperative findings. Neuroradiology 46(10): 842-850.
6. Fischer S (2012) Pipeline embolization device (PED) for neurovascular reconstruction: Initial experience in the treatment of 101 intracranial aneurysms and dissections. Neuroradiology 54(4): 369-382.
7. Sebastian F (2012) Pipeline embolization device (PED) for neurovascular reconstruction: Initial experience in the treatment of 101 intracranial aneurysms and dissections. Neuroradiology 54(4): 369-382.
8. Seby J (2017) Flow diverter treatment of tandem intracranial aneurysms. World Neurosurgery.
9. Boris Lubicz (2011) Pipeline flow-diverter stent for endovascular treatment of intracranial aneurysms: Preliminary experience in 20 patients with 27 aneurysms. World Neurosurgery 76(1): 114-119.
10. Mascitelli JR (2015) An update to the Raymond-Roy Occlusion Classification of intracranial aneurysms treated with coil embolization. J Neurointerv Surg 7(7): 496-502.
11. Murthy SB (2014) The SILK flow diverter in the treatment of intracranial aneurysms. J Clin Neurosci 21(2): 203-206.
12. Pierot L (2008) Immediate clinical outcome of patients harboring unruptured intracranial aneurysms treated by endovascular approach: Results of the ATENA study. Stroke 39(9): 2497-2504.
13. Yu SC, Kwok CK, Cheng PW, Chan KY, Lau SS, Lui WM, Leung KM, Lee R, Cheng HK, Cheung YL, Chan CM, Wong GK, Hui JW, Wong YC, Tan CB, Poon WL, Pang KY, Wong AK, Fung KH (2012) Intracranial aneurysms: Midterm outcome of pipeline embolization device a prospective study in 143 patients with 178 aneurysms. Radiology 265(3): 893-901.
14. Brad EZ (2010) Epidemiology of aneurysmal subarachnoid hemorrhage. Neurosurgery Clinics of North America 21(2): 221-233.