Đánh giá tác dụng trên cuộc chuyển dạ và các tác dụng không mong muốn khác của gây tê cạnh cổ tử cung bằng bupivacain giảm đau trong chuyển dạ đẻ

  • Nguyễn Đức Lam Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đỗ Khắc Huỳnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Gây tê cạnh cổ tử cung, giảm đau trong chuyển dạ đẻ, bupivacain, tác dụng không mong muốn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng trên cuộc chuyển dạ và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê cạnh cổ tử cung bằng bupivacain 0,25% giảm đau trong chuyển dạ đẻ. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 120 sản phụ chuyển dạ đẻ con so, chia làm hai nhóm bằng nhau: Nhóm nghiên cứu: Các sản phụ được gây tê cạnh cổ tử cung bằng 10ml bupivacain 0,25%; nhóm chứng: Các sản phụ được giảm đau bằng thuốc giảm đau đường toàn thân (dolargan 50mg). Kết quả: Thời gian cổ tử cung từ 4 - 5cm đến khi mở hết là 130,7 ± 43,2 phút ở nhóm gây tê cạnh cổ tử cung thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với 270,6 ± 70,3 phút ở nhóm chứng. Tần số cơn co tử cung và nhịp tim thai không có sự khác biệt so với nhóm chứng. Không có bệnh nhân nào bị ức chế vận động, tỷ lệ nôn, buồn nôn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (0% so với 11,67%), tỷ lệ bí tiểu không có sự khác biệt so với nhóm chứng (3,3% so với 6,7%). Kết luận: Gây tê cạnh cổ tử cung giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng bupivacain 0,25% làm cổ tử cung mở nhanh hơn, không ảnh hưởng đến cơn co tử cung và nhịp tim thai. Phương pháp này không gây ức chế vận động, tỷ lệ nôn, buồn nôn giảm so với nhóm chứng, tỷ lệ bí tiểu không khác biệt so với nhóm chứng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010) So sánh tác dụng giữa levobupivacain và bupivacain có kết hợp với fentanyl trong gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ qua đường tự nhiên. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Tô Văn Thình (2002) Gây tê vùng sản khoa, tr. 143-146.
3. Junttila EK, Karjalainen PK et al (2009) A comparison of paracervical block with single - shot spinal for labor analgesia in multiparous women; a randomised controlled trial. Int J Obst anesth 18(1): 15-21.
4. Nieminen K, Puolakka J (1997) Effective obstetric paracervical block with reduced dose of bupivacaine. A prospective randomized double blind comparing 25mg (0.25%) and 12.5mg (0.1255) of bupivacaine. Acta obstet Gyn Scand 76(1): 50-54.
5. Ranta P, Jouppila P, Spalding M (1996) Paracervical block - aviable alternative for pain relief. Acta Obs Gyn Scand 74(2): 122-126.