Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian liền biểu mô ở mắt loét giác mạc khó hàn gắn được điều trị ghép màng ối thay thế
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian liền biểu mô ở các mắt loét giác mạc khó hàn gắn được điều trị thành công với ghép màng ối thay thế. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả can thiệp lâm sàng, so sánh dọc trước và sau điều trị trên 89 mắt (87 bệnh nhân) loét giác mạc khó hàn gắn tại Bệnh viện Quân y 103 từ năm 2009 đến 2018. Kết quả: Nghiên cứu trên 87 mắt của 85 bệnh nhân (48 nam và 39 nữ), tuổi từ 17 - 85 tuổi (63,7 ± 20,9). Thời gian liền biểu mô sau phẫu thuật ghép màng ối thay thế từ 4 đến 25 ngày (16,3 ± 10,1 ngày). So sánh thời gian liền biểu mô theo các nhóm nguyên nhân, loét do nhiễm trùng có thời gian liền ngắn nhất, loét do bỏng và các yếu tố liên quan đến miễn dịch có thời gian liền biểu mô dài nhất (p<0,05). Thời gian loét giác mạc tương quan thuận với thời gian liền biểu mô (r = 0,57, p<0,05). Kích thước và độ sâu ổ loét hầu như không liên quan đến thời gian liền biểu mô (r<0,2, p>0,05). Trong các tổn thương phối hợp, chế tiết nước mắt, suy giảm chức năng tuyến Meibomius và cảm giác giác mạc có liên quan có ý nghĩa với thời gian liền biểu mô (p<0,05). Tổn thương vùng rìa trên 180o có thời gian liền biểu mô kéo dài hơn các nhóm còn lại (p<0,05). Kết luận: Ghép màng ối thay thế là phương pháp có hiệu quả trong điều trị loét giác mạc khó hàn gắn. Các yếu tố trước phẫu thuật như thời gian loét, tác nhân loét, khô mắt, suy giảm chức năng tuyến Meibomius và cảm giác giác mạc có giá trị tiên lượng kết quả phẫu thuật.
Từ khóa: Loét giác mạc khó hàn gắn, ghép màng ối thay thế, liền biểu mô.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đình Ngân (2020) Đánh giá kết quả ghép màng ối điều trị các trường hợp loét giác mạc khó hàn gắn tại bệnh viện Quân Y 103 trong 10 năm (2009 – 2018). Y học Việt Nam, 488(1), tr. 204-209
3. Nguyễn Hữu Lê (2002) Nghiên cứu ph¬ương pháp ghép màng ối điều trị loét giác mạc khó hàn gắn. Luận văn thạc sỹ Y học, Tr¬ường Đại học Y Hà Nội.
4. MA Dahlgren, A Dhaliwal, AJ Huang (2008) Persistent epithelial decfect, in Albert & Jakobiec's Principles & Practice of Ophthalmology (Albert D.M., Miller J.W., Azar D.T., Blodi B.A. ed., 3rd edition), chapter 55: 49 -759, Elsevier - Health Sciences Division.
5. BH Jeng, Dupps WJ (2009) Autologous serum 50% eyedrops in the treatment of persistent corneal epithelial defects. Cornea 28: 1104-1108.
6. J Liu, H Sheha, Y Fu, L Liang, Tseng S (2010) Update on amniotic membrane transplantation. Expert Rev Ophthalmol 5(5): 645-661.
7. VPJ Saw, D Minassian, JKJ Dart et al and the Amniotic Membrane Tissue User Group (2007) Amniotic membrane transplantation for ocular disease: A review of the first 233 cases from the UK user group. Br J Ophthalmol 91: 1042–1047.
8. B Seitz, S Das, S Sauer, D Mena, C Hofmann-Rummelt (2009) Amniotic membrane transplantation for persistent corneal epithelial defects in eyes after penetrating keratoplasty. Eye (London) 23: 840-848.
9. K Tsubota, E Goto, S Shimmura, J Shimazaki (1999) Treatment of persistent corneal epithealial defect by autologous serum application. Ophthalmology 106: 1984-1989.