Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương cơ quan đích và biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân > 60 tuổi bị tăng huyết áp

  • Vũ Thị Lệ
  • Nguyễn Đức Hải

Main Article Content

Keywords

Tăng huyết áp nguyên phát, đo huyết áp lưu động 24 giờ, trũng huyết áp ban đêm, vọt huyết áp sáng sớm

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm tổn thương cơ quan đích và mối liên quan với hình thái biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân > 60 tuổi bị tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng gồm tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát, điều trị nội trú tại Khoa A1- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong khoảng thời gian từ tháng 07/2016 đến tháng 10/2017. Các bệnh nhân được đeo máy đo huyết áp lưu động 24 giờ hiệu TONOPORT- V tại Khoa A11- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các chỉ tiêu nghiên cứu được phân tích dựa trên kết quả thu được từ máy TONOPORT- V gồm: Vọt huyết áp sáng sớm, mất trũng huyết áp ban đêm. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: 83 bệnh nhân tăng huyết áp chủ yếu là nam giới (97,6%), có tuổi trung bình 72,9 ± 9,32 tuổi, thời gian tăng huyết áp trung bình 10,04 ± 6,05. Tổn thương cơ quan đích: Tim là 81,9%, não là 34,9%, mắt là 61,4%, thận là 38,6%. Hình thái biến thiên huyết áp 24 giờ: Mất trũng huyết áp ban đêm là 73,5%, vọt huyết áp sáng sớm là 65,1%. Mất trũng huyết áp ban đêm làm tăng nguy cơ tổn thương với tim OR = 4,3 (95% CI: 1,2 - 15,4, p=0,02), não OR = 4,4 (95% CI: 1,2 - 20,9, p=0,04), mắt OR = 4,3 (95% CI: 1,2 - 14,6, p=0,01), thận OR = 5,4 (95% CI: 1,1 - 19,3, p=0,02). Vọt huyết áp sáng sớm tăng nguy cơ tổn thương với tim mạch OR = 3,6 (95% CI: 1,1 - 11,4, p=0,02); não OR = 2,8 (95% CI: 1,0 - 8,1, p=0,04), mắt OR = 2,9 (95% CI: 1,1 - 7,4, p=0,02), không thấy mối liên quan giữa vọt huyết áp sáng sớm lên tổn thượng thận. Kết luận: Các bệnh nhân tăng huyết áp > 60 tuổi có tổn thương tim và mắt chiếm tỉ lệ cao nhất (81,9%, 61,4%). Hầu hết các bệnh nhân mất trũng huyết áp ban đêm, quá nửa số bệnh nhân xuất hiện vọt huyết áp sáng sớm. Sự mất trũng huyết áp ban đêm và vọt huyết áp sáng sớm làm tăng nguy cơ tổn thương tim, mắt, não. Mất trũng huyết áp ban đêm làm tăng nguy cơ tổn thương thận.


Từ khoá: Tăng huyết áp nguyên phát, đo huyết áp lưu động 24 giờ, trũng huyết áp ban đêm, vọt huyết áp sáng sớm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, 2015. Nhà xuất bản Y học.
2. Đặng Duy Quý (2012) Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
3. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2015) Khuyến cáo vể chẩn đoán và điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Huỳnh Văn Minh (2006) Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn. Nhà xuất bản Y học, tr. 1-52.
5. Lưu Quang Minh (2017) Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên huyết áp bằng phương pháp đo huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú.
6. Hsu PF et al (2016) High short-term blood pressure variability predicts long-term cardiovascular mortality in untreated hypertensives but not in normotensives. Am J Hypertens 29(7): 806-813.
7. Kikuya M et al (2008) Day-by-day variability of blood pressure and heart rate at home as a novel predictor of prognosis: The Ohasama study. Hypertension 52(6): 1045-1050.
8. Kario K and Shimada K (2004) Risers and extreme-dippers of nocturnal blood pressure in hypertension: antihypertensive strategy for nocturnal blood pressure. Clin Exp Hypertens 26(2): 177-189.
9. Verdecchia P et al (2012) Day-night dip and early-morning surge in blood pressure in hypertension: Prognostic implications. Hypertension 112: 191858.