Nghiên cứu các chỉ số biến thiên ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng suy tim mạn tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này đánh giá sự biến đổi các chỉ số biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng suy tim mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 103 đối tượng được chia làm 3 nhóm: 43 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng suy tim mạn (nhóm 1) và 31 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa có biến chứng tim mạch (nhóm 2) so sánh với 30 người bình thường khỏe mạnh (nhóm chứng). Các nhóm đều có sự tương đồng về tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể (BMI). Các chỉ số biến thiên nhịp tim được khảo sát bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ, bao gồm các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian và các chỉ số biến thiên nhịp tim theo phổ tần số. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2017 tại Bệnh viện Quân y 175. Kết quả: Ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng suy tim mạn tính có giảm các chỉ số SDNN, SDANN5, rMSSD, HF và tăng chỉ số LF, LF/HF có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa có biến chứng suy tim và nhóm chứng. Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng suy tim mạn tính có sự giảm các chỉ số biến thiên nhịp tim đặc trưng cho hoạt tính thần kinh phó giao cảm và tăng các chỉ số biến thiên nhịp tim đặc trưng cho hoạt tính giao cảm.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Böhm M, Borer JS, Camm J et al (2015) Twenty-four-hour heart rate lowering with ivabradine in chronic heart failure: Insights from the SHIFT Holter substudy. Eur J Heart Fail 17(5): 518-526.
doi: 10.1002/ejhf.258. Epub 2015 Mar 20.
3. Castagno D, Skali H, Takeuchi M et al (2012) Association of heart rate and outcomes in a broad spectrum of patients with chronic heart failure: Results from the CHARM (Candesartan in Heart Failure: Assessment of reduction in mortality and morbidity) program. J Am Coll Cardiol 59(20): 1785-1795.
doi: 10.1016/j.jacc.2011.12.044.
4. Gehi A, Mangano D (2005) Depression and heart rate variability in patients with stable coronary heart disease: Findings from the heart and soul study. Arch Gen Psychiatry 62(6): 343-347.
5. Hsiao JY, Tien KJ, Hsiao CT (2011) The relation ship between diabetic autonomic neuropathy and diabetic risk factors in a Taiwanese population. J Int Med Res 39(4): 1155-1162.
6. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị suy tim (2008) Khuyến cao 2008 về các bệnh lý tim mạch chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học, tr. 438 -442.
7. Kruger C, Lahm (2002) Heart rate variability enhances the prosgnotic valueof established parameters in patients with congestive heart failure. Z Cardiol 91(12): 1003-1012.
8. Kuehl M, Stevens MJ (2012) Cardiovascular autonomic neuropathies as complications of diabetes mellitus. Nat Rev Endocrinol 8(7): 405-416.
doi: 10.1038/nrendo.2012.21.
9. Lewis M J (2005) Heart rate variability analysis: A tool to assess cardiac autonomic function. Comput Inform Nurs 23(6): 335-341.
10. Mc Murray JJV et al (2012) ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2012 Eur. H Journal.
doi:10.1093/eurheartj/ehs104.
11. Musialik-Łydka A, Sredniawa B, Pasyk S et al (2003) Heart rate variability in heart failure. Kardiol Pol 58(1): 10-66.
12. Sassi R, Cerutti S, Lombardi F et al (2015) Advances in heart rate variability signal analysis: Joint position statement by the e-Cardiology ESC working group and the european heart rhythm assosciation co-endorse by the asia pacific heart rhythm society. Europace 17(9): 1341-1353.
doi:10.1093/europace/euv015. Epub 2015 Jul 14.
13. Yancy CW, Jessup M, Bozkurt B et al (2013) American heart association task force on practice guidelines " 2013 ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: A report of the American college of cardiology foundation / American heart association task force on practice guidelines". J Am Coll Cardiol 62(16): 147-239.
doi: 10.1016/j.jacc.2013.05.019. Epub 2013 Jun 5.