Mối liên quan giữa giá trị procalcitonin với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn điều trị tại Khoa Điều trị Tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Dương Văn Giáp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Tạ Anh Tuấn Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Thị Diệu Thúy Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Procalcitonin, nhiễm khuẩn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá mối liên quan giữa giá trị procalcitonin (PCT) với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả được tiến hành trên 96 bệnh nhân từ 1 tháng đến 18 tuổi với các mức độ nhiễm khuẩn khác nhau. Kết quả: Nồng độ PCT máu có liên quan với đặc điểm lâm sàng (tương quan tuyến tính thuận với nhiệt độ, nhịp tim, và tương quan tuyến tính nghịch với huyết áp tâm thu) và đặc điểm cận lâm sàng (CRP, bạch cầu máu ngoại biên) ở bệnh nhân nhiễm khuẩn. Kết luận: PCT là marker liên quan đến tình trạng lâm sàng, cận lâm sàng và giúp đánh giá mức độ nhiễm khuẩn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Assicot M, Gendrel D, Carsin H et al (1993) High serum procalcitonin concentrations in patients with sepsis and infection. Lancet 34 (8844): 515-518.
2. Biban P, Gaffuri M, Spaggiari S et al (2012) Early recognition and management of septic shock in children. Pediatric Reports 4(1): 48-51.
3. Castelli P, Cita GP et al (2006) Procalcitonin,
C- Reactive Protein, white blood cell and SOFA score in ICU diagnosis and monitoring of sepsis. Minerva Anestesiol 72: 68-80.
4. Cho S, Choi J (2014) Biomarkers of sepsis. Infection & Chemotherapy 46(1): 1-7.
5. Goldstein B, Giroir B, Randolph A (2005) International pediatric sepsis consensus conference: Definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics. Pediatric Critical Care Medicine 6(1): 2-8.
6. Harbarth H, Froidevaux C et al (2001) Diagnostic value of procalcitonin, interleukin-6, IL-8 in critically ill admitted with suspected sepsis. American Jounal of Respiratory And Critical Care Medicine 164: 397-402.
7. Hatherill SM, Sykes K, Turner C, Murdoch IA (1999) Diagnostic markers of infection: Comparison of procalcitonin with C reactive protein and leucocyte count. Arch Dis Child 81: 417-421.
8. Nguyen HB, Rivers EP, Abrahamian FM et al (2006) Severe sepsis and septic shock: Review of the literature and emergency department management guidelines. Annals of Emergency Medicine 48(1): 54.e1.
9. Nor MB, Ralib AM (2014) Procalcitonin clearance for early prediction of survival in critically ill patients with severe sepsis. Critical Care Research and Practice: 1-7.
10. Ryan M, Levy MM (2003) Review: Clinical review: Fever in intensive care unit patients. Critical Care 7(3): 221-225.