Nghiên cứu tiền sử bệnh tật ở trẻ mắc viêm phổi không điển hình do vi khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014

  • Phạm Thu Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Đào Minh Tuấn Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi không điển hình, trẻ em, tiền sử bệnh tật

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thông tin tiền sử bệnh tật ở trẻ mắc viêm phổi không điển hình do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae); Chlamydia pneumonniae (C. pneumoniae) và Legionella pneumophila (L. pneumophila) tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh trên 215 trường hợp trẻ mắc viêm phổi không điển hình do vi khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kỹ thuật Multiplex PCR và ELISA được sử dụng để phát hiện M. pneumoniae, C. pneumoniae L. pneumophila trong mẫu bệnh phẩm. Kết quả: Tiền sử bệnh tật ở trẻ mắc viêm phổi không điển hình do vi khuẩn như sau: Tiền sử sản khoa: Tỷ lệ nhỏ gặp: Suy hô hấp sơ sinh 1,4%, nhiễm khuẩn sơ sinh 2,33%, thấp cân 6,98%, sinh mổ 25,12%. Viêm phổi không điển hình trong nhóm và ngoài nhóm có sự khác biệt về phương pháp sinh (p<0,05). Tiền sử nuôi dưỡng và phát triển: Hen 14,42%, dị tật bẩm sinh hệ hô hấp 0,93%, dị tật bẩm sinh 1,86%, gầy còm 15,81%, béo phì 23,26%, tiêm chủng không đủ 4,65%, không bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu 1,86%, chậm phát triển vận động 7,44%, chậm phát triển tinh thần 7,44%. Không có sự khác biệt về các đặc điểm tiền sử nuôi dưỡng và phát triển giữa viêm phổi không điển hình trong nhóm và ngoài nhóm (p>0,05). Tiền sử sử dụng kháng sinh 87,91%, trong đó viêm phổi không điển hình trong nhóm cao hơn so với đồng nhiễm ngoài nhóm (p<0,05). Kết luận: Trẻ viêm phổi không điển hình có tiền sử sinh mổ, béo phì chiếm 1/4 số trường hợp. Tỷ lệ dùng kháng sinh trước khi vào viện là phổ biến, có sự khác biệt về kiểu sinh và sử dụng kháng sinh giữa viêm phổi không điển hình đồng nhiễm ngoài nhóm và trong nhóm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đào Ngọc Diễn (1995) Suy dinh dưỡng protein năng lượng. Bài giảng Nhi khoa, Nhà Xuất bản y học, tr. 103-110.
2. Trần Anh Tuấn (2010) Một số thông điệp nhân ngày viêm phổi thế giới 12.11.2010. Bệnh viện Nhi Đồng I - TP. Hồ Chí Minh, ngày 5.11.2010.
3. Alan S (2002) Pneumonia due to viral and atypical organisms and their sequelae childhood respiratory infections. Br Med Bul l61(1): 247-262.
4. Bütün Y, Köse S, Babayiğit A, Olmez D (2005) Chlamydia and Mycoplasma serology in respiratory tract infections of children. Tuberk Toraks 54(3): 54-58.
5. Forest WA, Summersgill JT et al (2007) A Worldwide perspective of atypical pathogens in community-acquired pneumonia. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine 17: 1086-1093.
6. Miyashita N, Kawai Y, Akaike H et al (2012) Macrolide-resistant Mycoplasma pneumoniae in adolescents with community-acquired pneumonia. BMC Infectious Diseases 12: 126.
7. Prapphal N, Suwanjutha S, Durongkaveroj P (2006) Prevalence and clinical presentations of atypical pathogens infection in community acquired pneumonia in Thailand. J Med Assoc Thai 89(9).
8. Rudan I, Boschi-Pinto C, Biloglav Z (2008) Epidemiology and etiology of childhood pneumonia. Bull World Health Organ 86(5): 408-416.
9. Chisti MJ, Tebruegge M, La Vincente S et al (2009) Pneumonia in severely malnourished children in developing countries - mortality risk, aetiology and validity of WHO clinical signs: A systematic review. Trop Med Int Health 14(10): 1173-1189.