Nhân một trường hợp điều trị thành công thải ghép thận cấp có sử dụng kháng thể kháng tế bào tuyến ức

  • Trần Hồng Nghị Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Trung Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Khoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Anh Dũng Viscera Transplant Center in the Erasme Hospital of ULB University
  • Lê Hữu Song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Hồng Bàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ghép thận, thải ghép cấp, ức chế miễn dịch, ATG (Antithymocyte globulin), nhiễm khuẩn huyết

Tóm tắt

Các phác đồ thuốc ức chế miễn dịch mới cùng với kỹ thuật ghép thận tiên tiến đã đưa đến những tiến bộ quan trọng về kết quả của ghép thận. Bệnh nhân nam 43 tuổi, ngay sau khi ghép thận bị biến chứng thải ghép thận cấp qua trung gian tế bào chẩn đoán xác định qua mô bệnh học, được chỉ định điều trị chống thải ghép cấp bằng thuốc kháng lympho (ATG thỏ). Kết quả chức năng thận ghép được phục hồi hoàn toàn sau 01 tuần. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện biến chứng nhiễm khuẩn huyết, được chỉ định bổ sung kháng sinh mạnh kết hợp, phổ rộng. Kết quả: Bệnh nhân hết nhiễm khuẩn, ổn định về lâm sàng, chức năng thận ghép tốt. Thải ghép cấp qua trung gian tế bào thường gặp, có nhiều yếu tố nguy cơ. Điều trị biến chứng này hiệu quả với ATG thời gian ngắn (5 ngày). Biến chứng nhiễm khuẩn huyết sau dùng ATG ở bệnh nhân thải ghép cấp khá hiếm gặp, có liên quan một số yếu tố, rất nguy hiểm cần điều trị ngay bằng kháng sinh mạnh, kết hợp, phổ rộng. Kết luận: ATG có tác dụng điều trị chống thải ghép cấp qua trung gian tế bào rất tốt, nhưng cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, cần tiên lượng, phát hiện và xử trí kịp thời (dự phòng, sẵn sàng xử trí cấp cứu).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Gia Khánh, Trần Đình Long, Trần Ngọc Sinh, Bùi Đức Phú và CS (2017) Thải ghép cấp. Hướng dẫn ghép thận Việt Nam. Nhà Xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 125-129.
2. Bonatti H, Berger 2 N, Kafka R et al (2002) Experience with ATG short course high dose induction therapy in a series of 112 enteric drained pancreatic transplants. Annals of transplantation 7(3): 22-27.
3. Al NO, Rajput A, Martinezb E et al (2017) Acute rejection of a kidney transplant in a patient with common variable immunodeficiency: A case report. Transplantation Proceeding 49: 380-385.
4. Surg Capt MSN Murty, Surg Vice Adm VK Saxena, Col UK Sharma et al (2009) Renal transplantation: Experience at a single centre. MJAFI 65(1): 18-22.
5. Philip F, Halloran, Jonathan S, Bromberg, Robert L, Fairchild et al (2009) Chapter 6: Treatment of acute rejection. KDIGO Clinical Practice Guideline for the care of kidney transplant recipients, American Journal of Transplantation 9(3): 1-157.
6. Suphamai B, Michael CJ, Arthur H, Cohen et al (2010) Chapter 5 immunosuppressive medications and protocols for kidney transplantation. Handbook of Kidney Transplantation, 5th EDITION by LIPPINCOTT WILLIAMS & WILKINS: 77-126.
7. Peter JM, Stuart, Knechtle J (2008) Chapter 20: Antibodies and fusion proteins. Kidney transplantation: Principles and practice. Saunders - Elsevier Inc, 6th ed: 309-333.
8. Margaret B, Deborah B, Adey, Roy D, Bloom et al (2010) KDOQI US Commentary on the 2009 KDIGO clinical practice guideline for the care of kidney transplant recipients. Am J Kidney Dis 56: 189-218.