Nghiên cứu đặc điểm cấy điện cực thất trong tạo nhịp tim tại mỏm và vùng vách đường ra thất phải

  • Đặng Việt Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Điện Biên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Mỏm tim, đường ra thất phải, ngưỡng kích thích, RVA pacing

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật cấy điện cực thất, các thông số điện cực khi cấy máy và sau 12 tháng theo dõi trong tạo nhịp tim tại mỏm và vùng vách đường ra thất phải. Đối tượng và phương pháp: Gồm 115 bệnh nhân: 50 bệnh nhân có điện cực thất tại mỏm thất phải (nhóm RVA), 65 bệnh nhân có điện cực thất tại đường ra thất phải (nhóm RVOT). Bệnh nhân được thu thập các thông số kỹ thuật, các thông số về điện cực (trở kháng, ngưỡng kích thích, nhận cảm sóng R, slew rate, sóng tổn thương) và biến chứng khi cấy máy và trong 12 tháng theo dõi. Kết quả: Thời gian chiếu tia X để cấy điện cực thất thành công của nhóm RVOT dài hơn so với nhóm RVA (12,75 ± 4,2 phút so với 8,24 ± 3,5 phút), p<0,05. Tỷ lệ cấy điện cực thành công ở nhóm RVA là 94% tương đương so với nhóm RVOT là 92,3%, p>0,05. Ngưỡng kích thích ở nhóm RVOT và nhóm RVA tương đương nhau trong quá trình cấy máy và trong 12 tháng theo dõi. Ở nhóm RVOT, có 1 bệnh nhân tăng ngưỡng kích thích. Ở nhóm RVA, cũng có 1 bệnh nhân tăng ngưỡng kích thích và 2 bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim do biến chứng của kỹ thuật. Không có bệnh nhân tử vong quanh thời gian cấy máy tạo nhịp. Kết luận: Nghiên cứu chứng minh kỹ thuật cấy điện cực thất có tỷ lệ thành công cao và biến chứng thấp. Ngưỡng kích thích ở nhóm RVOT tương đương với nhóm RVA cả khi cấy máy và sau 12 tháng theo dõi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Hữu Văn (2009) Nghiên cứu biến đổi ngưỡng kích thích tạo nhịp và huyết động học trong tạo nhịp tim vĩnh viễn. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
2. Tạ Tiến Phước (2005) Nghiên cứu các kỹ thuật và hiệu quả huyết động của phương pháp cấy máy tạo nhịp tim. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
3. Baranchuk A et al (2007) The effect of atrial-based pacing on exercise capacity as measured by the 6-minute walk test: A substudy of the Canadian Trial of Physiological Pacing (CTOPP). Heart Rhythm 4: 1024-1028.
4. Medi C, Mond HG (2009) Right ventricular outflow tract septal pacing: Long-term follow-up of ventricular lead performance. PACE 32: 172-176.
5. Ellenbogen KA (2007) Clinical cardiac pacing, defibrillation, and resynchronization therapy. In Ellenbogen, Kenneth, Editor, 3rd ed, Saunders Elsevier Philadelphia, PA 19103 - 2899.
6. Fleischmann KE et al (2006) Pacemaker implantation and quality of life in the Mode Selection Trial (MOST). Heart Rhythm 3: 653-659.
7. Burri H et al (2007) Thresholds and complications with right ventricular septal pacing compared to apical pacing. PACE 30: 75-78.
8. Vijaya Bharat (2009) RVOT pacing versus RV apical pacing: Implantation experience and ECG characteristics. http://archive.cme.mcgill.ca/html/videos/2009ma nuscripts/200904bharat.
9. Yusu S et al (2012) Selective site pacing from right ventricular mid-septum. Int Heart J 53: 113-116.