Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Thư Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trương Việt Dũng Trường Đại học Thăng Long
  • Nguyễn Đình Phú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân nặng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên các bệnh nhân nặng trước và sau một tuần điều trị. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 42 bệnh nhân nặng phải ăn qua sonde tại Khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 7/2017 đến tháng 10/2017. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,7 ± 15,3 tuổi; bệnh lý chính hay gặp nhất là nhiễm khuẩn huyết (35,7%), viêm não - màng não (26,2%), viêm phổi (16,7%); tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) lúc nhập viện theo BMI là 16,7%; theo SGA là 35,7%; theo protein máu là 31,0% và theo albumin là 73,8%; có 47,6% bệnh nhân ăn qua sonde có trào ngược, 14,3% bệnh nhân bị tiêu chảy. Sau 1 tuần điều trị tình trạng dinh dưỡng của các bệnh nhân nặng ngày càng xấu đi, tỷ lệ % bị suy dinh dưỡng theo thang SGA (> 11 điểm) sau 1 tuần điều trị tăng từ 35,7% lên 78,6%, OR = 2,03; p<0,05; hàm lượng protein, albumin máu và số lượng hồng cầu, huyết sắc tố đều giảm rõ rệt: Mức giảm tương đối (RRR) từ 6,9% đến 10,3% (p<0,05). Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng (SDD và giảm một số chỉ số sinh hóa huyết học) phải kể đến hàng đầu là tình trạng trào ngược dạ dày có hoặc không kèm tiêu chảy làm tăng tỷ lệ SDD (OR = 5,2; p<0,05), ảnh hưởng đến số hồng cầu và protein huyết tương (OR = 1,5 và 1,6; p>0,05). Tỷ lệ bệnh nhân giảm hồng cầu dưới 3 × 1012/l: 72,9% ở nhóm có nhiễm trùng so với nhóm không nhiễm trùng là 20% (OR = 10,8, p<0,05), xu hướng tăng nguy cơ SDD (OR = 2,3; p>0,05). Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân xấu đi trong quá trình điều trị; yếu tố liên quan gồm: Tình trạng trào ngược hoặc/và tiêu chảy; tình trạng nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thùy An (2010) Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật trong bệnh lý gan mật tụy. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ điều dưỡng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đình Khái, Nguyễn Đình Phú, Hương Nguyễn Thị (2011) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mới nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. Số đặc biệt tháng 3(6), tr. 539-545.
3. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2010) Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng. Nhà Xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hejazi N, Mazloom Z, Zand F et al (2016) Nutritional assessment in critically ill patients. Iran J Med Sci 41(3): 171-179.
5. Higgins PA, Daly BJ, Lipson AR et al (2006) Assessing nutritional status in chronically critically ill adult patients. Am J Crit Care 15(2): 166-176; quiz 177.
6. Shirodkar M, Mohandas KM (2005) Subjective global assessment: A simple and reliable screening tool for malnutrition among Indians. Indian J Gastroenterol 24(6): 246-250
7. Wyszynski DF, Perman M, Crivelli A (2003) Prevalence of hospital malnutrition in Argentina: preliminary results of a population-based study. Nutrition 19(2): 115-119.