Kết quả bước đầu điều trị viêm rò khớp háng mạn tính sau tháo khớp nhân tạo bằng vạt cơ rộng ngoài cuống liền

  • Phùng Văn Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Đoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hồng Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thái Hưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Đắc Việt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn sau thay khớp háng, vạt cơ rộng ngoài

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu sử dụng vạt cơ rộng ngoài cuống liền điều trị viêm rò mạn tính khớp háng sau thay khớp, từ đó rút ra nhận xét về chỉ định, kỹ thuật. Đối tượng và phương pháp: Báo cáo 03 bệnh nhân bị viêm rò mạn tính khớp háng sau thay khớp nhân tạo từ 3 tháng đến 5 năm, đã trải qua 7 - 28 lần mổ, được điều trị bằng phương pháp trám độn vạt cơ rộng ngoài cuống liền, chỉ định sử dụng vạt dạng bán đảo cho 02 ổ khuyết hổng lớn, 01 vạt dạng đảo cho 01 ổ khuyết hổng nhỏ. Kết quả: Thời gian theo dõi sau mổ 3 - 4 tháng (trung bình 3,3 tháng), kết quả cả 3 bệnh nhân đều liền sẹo ổ mổ, khớp háng không đau hoặc đau ít (VAS 1 - 2 điểm). Sức cơ tứ đầu đùi và biên độ vận động khớp gối không giảm so với trước chuyển vạt cơ. Kết luận: Sử dụng vạt cơ rộng ngoài cuống liền điều trị viêm rò mạn tính khớp háng sau thay khớp bước đầu cho kết quả khả quan, giúp hết tình trạng viêm rò, cải thiện, hết triệu chứng đau, chức năng khớp gối không bị ảnh hưởng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Arnold PG, Wilzke DJ (1983) Management of failed total hip arthroplasty with muscle flaps. Ann Plast Surg. Dec 11(6): 474-478.
2. Choa R, Gundle R, Critchley P, Giele H (2011) Successful management of recalcitrant infection related to total hip replacement using pedicled rectus femoris or vastus lateralis muscle flaps. J Bone Joint Surg [Br] 93-B: 751-754.
3. Collins DN, Garvin KL, Nelson GL (1987) The use of the vastus lateralis flap in patients with intractable infection after resection arthro - plasty following the use of a hip implant. J Bone Joint Surg Am 69: 510.
4. Francesca T, Salvatore D, Erich B, Carlo M, Francesco M, Adriana C (2015) Segmental anatomy of the vastus lateralis: Guidelines for muscle-sparing flap harvest. Plastic and Reconstructive Surgery 35: 185-198.
5. Meland NB, Arnold PG, Weiss HC (1991) Management of the recalcitrant total-hip arthroplasty wound. Plast Reconstr Surg 88: 681.
6. Rodríguez RG, Cebrián JL, Francés BA, Marco MF, López DL (2012) Treatment of a recalcitrant hip infection with a vastus lateralis muscle flap. Rev Esp Cir Ortop Traumatol 56(6): 439-443.
7. Salibian AH, Anzel SH, Rogers FR (1984) The gluteus medius-tensor fasciae latae myo - cutaneous flap for infected girdlestone procedures: Report of two cases. J Bone Joint Surg [Am] 66-A: 1466-1468.
8. Suda AJ, Heppert V (2010) Vastus lateralis muscle flap for infected hips after resection arthroplasty. J Bone Joint Surg [Br] 92-B: 1654-1658.
9. Tayfur V, Magden O, Ediser M, Atabey A (2010) Anatomy of vastus lateralis muscle flap. J craniofac Surg 21(6): 1951-1953.
10. Tohtz S (2007) Girdlestone arthroplasty after hip prosthesis infection - a two-stage revision. Infection and Local Treatment in Orthopedic Surgery, Springer-Verlag Berlin Heidelberg: 189-193.
11. Wolff KD, Hölzle F (2005) Anterolateral thigh/ vastus lateralis flap. Raising of microvascular flaps, a systematic approach. Springer Verlag Berlin Heidelberg: 39-64.