Nghiên cứu một số đặc điểm gia đình, môi trường ở trẻ mắc viêm phổi không điển hình do vi khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014

  • Phạm Thu Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Đào Minh Tuấn Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi không điển hình, trẻ em, môi trường

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm gia đình và môi trường sống ở trẻ mắc viêm phổi không điển hình do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae); Chlamydia pneumonniae (C. pneumoniae) Legionella pneumophila (L. pneumophila) ở bệnh nhi từ 12 tháng đến 15 tuổi, tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 215 trẻ mắc viêm phổi không điển hình điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kỹ thuật Multiplex PCR và ELISA được sử dụng để phát hiện M. pneumoniae, C. pneumoniae và L. pneumophila trong mẫu bệnh phẩm. Kết quả: Các đặc điểm về gia đình và môi trường của trẻ viêm phổi không điển hình do vi khuẩn là: Trẻ khu vực nông thôn và miền núi chiếm 51,17%; bố có học vấn phổ thông trung học (≤ phổ thông trung học) 71,16%; mẹ có học vấn ≤ trung học phổ thông chiếm 71,63%; bố là nông dân và nghề tự do 63,72%; mẹ là nông dân và nghề tự do chiếm 61,86%; trẻ tiếp xúc môi trường tập thể 64,19%; phơi nhiễm khói bụi 20,47%; phơi nhiễm thuốc lá 36,28%; sử dụng điều hòa 46,98%; sử dụng nước giếng khoan 43,26%. Không có sự khác biệt về các đặc điểm gia đình và môi trường giữa 2 nhóm trẻ viêm phổi không điển hình đồng nhiễm ngoài nhóm và trong nhóm (p>0,05). Kết luận: Đa số trẻ mắc viêm phổi không điển hình đến từ các gia đình bố mẹ là nông dân, nghề tự do, học vấn thấp và gần một nửa số trường hợp có sử dụng điều hòa. Đặc điểm gia đình và môi trường giữa 2 nhóm trẻ viêm phổi không điển hình đồng nhiễm ngoài nhóm và trong nhóm là tương tự nhau.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Anh Tuấn (2010) Một số thông điệp nhân ngày viêm phổi thế giới 12.11.2010. Bệnh viện Nhi Đồng I - TP. Hồ Chí Minh, ngày 5.11.2010.
2. Forest WA, Summersgill JT et al (2007) A Worldwide perspective of atypical pathogens in community-acquired pneumonia. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine 17: 1086-1093.
3. Kim C, Nyoka R, Jamal A (2011) Epidemiology of respiratory infections caused by atypical bacteria in two Kenyan refugee camps. J Immigrant Minority Health, published online 24 june 2011.
4. Leggiadro, Robert J (2009) Community outbreak of Mycoplasma pneumoniae infection: School-based cluster of neurologic disease associated with household transmission of respiratory illness. Pediatric Infectious Disease Journal 28(3): 260.
5. Prapphal N, Suwanjutha S, Durongkaveroj P (2006) Prevalence and clinical presentations of atypical pathogens infection in community acquired pneumonia in Thailand. J Med Assoc Thai 89(9).
6. Rudan I, Boschi-Pinto C, Biloglav Z (2008) Epidemiology and etiology of childhood pneumonia. Bull World Health Organ 86(5): 408-416.
7. Sayed Zaki ME, Goda T (2009) Clinico-pathological study of atypical pathogens in community-acquired pneumonia: A prospective study. J Infect Developing Countries 3(3): 199-205.
8. Uarez MM, Lorza ME, Donado JH et al (2011) Clinical and epidemiological characteristics of pediatric patients with positive serology for Mycoplasma pneumoniae, treated in the third level hospital from 2006 to 2008. Colomb Med 42: 138-143.
9. Weiss TW, Schumacher S, Kaun C et al (2010) Association between smoking and presence of Mycoplasma pneumoniae in circulation leukocytes. Swiss Med Wkly 140, w13105.
10. WHO (1990) Epidemiology, prevention and control of legionellosis. Memorandum from a WHO meeting 66(2): 155-164.