Kết quả điều trị qua nội soi 365 polyp đại trực tràng

  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Quýnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hà Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Phương Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Ngà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thanh Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Cắt polyp, polyp đại trực tràng, adenoma, ung thư đại tràng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm nội soi polyp đại trực tràng, đánh giá hiệu quả điều trị và các biến chứng sau cắt polyp đại trực tràng qua nội soi. Đối tượng và phương pháp: 161 bệnh nhân, có 365 polyp được phát hiện và cắt qua nội soi. Kỹ thuật cắt polyp có sử dụng các dụng cụ thòng lọng điện, kìm sinh thiết nóng, kim tiêm tạo cuống, clip, vòng thắt endoloop để cầm máu và dự phòng chảy máu. Sau cắt polyp, bệnh nhân được theo dõi, phát hiện các biến chứng để xử lý kịp thời. Kết quả: Có 128/161 (79,5%) nam, 33/161 (20,5%) nữ, tuổi trung bình 60,7 ± 11,2, số polyp trên 1 bệnh nhân trung bình ở nam giới là 2,46, ở nữ giới là 1,55. Tỷ lệ polyp đơn độc (52,8%) và đa polyp (47,2%). Vị trí polyp gặp nhiều nhất ở đại tràng sigmoid (30,7%) và hậu môn - trực tràng (22,2%). Polyp có cuống 62,2%, polyp không cuống 37,8%. Kích thước polyp loại vừa (1 - 2cm) có tỷ lệ 46,8%. Tỷ lệ cắt polyp thành công là 100%, không có tai biến nặng, 7 bệnh nhân có biến chứng sớm chảy máu được phát hiện và xử lý cầm máu bằng kẹp clip thành công. Kết luận: Cắt polyp đại trực tràng qua nội soi là cần thiết và an toàn. Những trường hợp polyp lớn, không cuống hoặc cuống ngắn phải tiêm chân và/hoặc dùng endoloop trước cắt hoặc kẹp clip trước hoặc sau cắt để cầm máu và dự phòng chảy máu.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đinh Đức Anh (2000) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học của polyp trực tràng - đại tràng Sigma và kết quả cắt bỏ bằng nhiệt điện cao tần. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Tống Văn Lược (2002) Nghiên cứu kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện theo hình ảnh nội soi mềm và xét nghiệm mô bệnh học. Luận văn Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Ali Zafar et al (2012) Colorectal polyps: When should we tattoo?. Surgical Endoscopy 26(11): 3264.
4. Arebi N et al (2007) Endoscopic mucosal resection of 161 cases of large sessile or flat colorectal polyps. Scand J Gastroenterol 42(7): 859-866.
5. Bizid et al (2015) Predictors of successful endoscopic colonic polypectomy. Tunis Med 93(11): 668-672.
6. Kandiah K et al (2017) Polyp ectomy and advanced endoscopic resection. Frontline Gastroenterol 8(2): 110-114.
7. Komeda Yoriaki et al (2017) Removal of diminutive colorectal polyps: A prospective randomized clinical trial between cold snare polypectomy and hot forceps biopsy. World journal of gastroenterology 23(2): 328-335.
8. Lee Suck-Ho et al (2012) Korean guideline for colonoscopic polypectomy. Clinical endoscopy 45(1): 11-24.
9. Piraka C et al (2017) Cold snare polypectomy for non-pedunculated colon polyps greater than 1 cm. Endoscopy international Open 5(3): 184-189.