Giá trị của chỉ số lactat/albumin trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng của chỉ số lactat/albumin (LAR) trong dự báo tử vong 28 ngày ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 163 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2023. Lactat và albumin huyết tương được ở thời điểm 24 giờ đầu chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, từ đó tính ra chỉ số lactat/albumin. Kết quả: Tuổi trung bình là 68,5 ± 16,9 năm, với tỷ lệ tử vong 28 ngày là 44,8%. Nhóm tử vong có nồng độ lactat và chỉ số lactat/albumin cao hơn so với nhóm sống (p<0,05). Phân tích ROC cho thấy AUC của LAR trong dự đoán tử vong 28 ngày là 0,61 (p=0,012), với điểm cắt 0,11, độ nhạy 66% và độ đặc hiệu 56%. Kết luận: Chỉ số lactat/albumin có giá trị trong tiên đoán nguy cơ tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Lee SG, Song J, Park DW et al (2021) Prognostic value of lactate levels and lactate clearance in sepsis and septic shock with initial hyperlactatemia: A retrospective cohort study according to the Sepsis-3 definitions. Medicine (Baltimore) 100(7): 24835.
3. Cao Y, Su Y, Guo C, He L et al (2023) Albumin level is associated with short-term and long-term outcomes in sepsis patients admitted in the ICU: A large public database retrospective research. Clin Epidemiol 15: 263-273.
4. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW et al (2016) The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). JAMA 315(8): 801-810.
5. Bou Chebl R, Geha M, Assaf M et al (2021) The prognostic value of the lactate/albumin ratio for predicting mortality in septic patients presenting to the emergency department: A prospective study. Ann Med 53(1): 2268-2277.
6. Gharipour A, Razavi R, Gharipour M et al (2020) Lactate/albumin ratio: An early prognostic marker in critically ill patients. Am J Emerg Med 38(10): 2088-2095.
7. Trzeciak S, Dellinger RP, Chansky ME et al (2007) Serum lactate as a predictor of mortality in patients with infection. Intensive Care Med 33(6): 970-977.
8. Hotchkiss RS, Karl IE (2003) The pathophysiology and treatment of sepsis. N Engl J Med 348(2): 138-150.
9. Bakker J, Nijsten MWN, Jansen TC (2013) Clinical use of lactate monitoring in critically ill patients. Ann Intensive Care 3(1): 12.
10. Vincent JL, Dubois MJ, Navickis RJ et al (2003) Hypoalbuminemia in acute illness: Is there a rationale for intervention? A meta-analysis of cohort studies and controlled trials. Ann Surg 237(3): 319-334.