Một số đặc điểm lâm sàng và mối liên quan với mức độ hài lòng của người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Thúy Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Phương An Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Thanh Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thanh Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thoái hóa khớp gối, mức độ hài lòng.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và mối liên quan với mức độ hài lòng của người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát (THKGNP) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 245 người bệnh được chẩn đoán THKGNP tại Khoa Nội cơ, xương, khớp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Điểm đau Visual Analogue Scale (VAS), chỉ số Lequesne đánh giá mức độ nặng về mặt chức năng của THKG và mức độ hài lòng. Kết quả: Tuổi trung bình 62,3 ± 13,0; tỷ lệ nữ/nam 1,5/1. Điểm VAS tại các thời điểm T0, 1, 2 lần lượt là 5,85 ± 2,55; 3,69 ± 1,63; 2,15 ± 1,12cm. Chỉ số Lequesne tại thời điểm T0, 1, 2 lần lượt là 16,98 ± 4,21; 14,30 ± 4,12; 11,52 ± 3,54. Đa số người bệnh hài lòng với công tác điều dưỡng chiếm 86,53%. Người bệnh có mức độ thoái hóa khớp nhẹ và trung bình có tỷ lệ hài lòng cao hơn so với những người bệnh có mức độ thoái khớp nặng, rất nặng và trầm trọng. Kết luận: Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với các chăm sóc điều dưỡng ở mức cao. Chỉ số đau theo thang điểm VAS và chỉ số Lequesne đánh giá mức độ nặng của thoái hóa khớp gối cải thiện sau 7 ngày điều trị. Điểm đau và mức độ nặng thoái hóa khớp càng thấp thì mức độ hài lòng càng cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Magnusson K, Turkiewicz A, Englund M (2019) Nature vs nurture in knee osteoarthritis - the importance of age, sex and body mass index. Osteoarthritis Cartilage 27(4): 586-592.
2. Kao MH, Tsai YF, Chang TK et al (2016) The effects of self-management intervention among middle-age adults with knee osteoarthritis. J Adv Nurs 72(8): 1825-1837.
3. Altman RD (1991) Criteria for classification of clinical osteoarthritis. J Rheumatol Suppl 27: 10-12
4. Vega A, Martín-Ferrero MA, Del Canto F et al (2015) Treatment of Knee Osteoarthritis With Allogeneic Bone Marrow Mesenchymal Stem Cells: A Randomized Controlled Trial. Transplantation 99(8): 1681-1690.
5. Bùi Hải Bình (2016) Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
6. Trần Thị Vân Anh, Tưởng Thị Huế, Phạm Thị Thu (2021) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh x-quang và một số yếu tố liên quan đến tổn thương khớp gối. Tạp chí khoa học điều dưỡng 04(2), tr. 109-111.
7. Jokar Z, Hosseinabadi Z, Rustaee S, Bijani M (2024) Self-Care Education on the Pain, Quality of Life, and Consequences of Disease in Patients with Knee Osteoarthritis. SAGE open nursing 10:23779608241260822.
8. Nguyễn Thị Bích (2019) Hiệu quả chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm Hualuronic acid nội khớp. Tạp chí Nghiên cứu khoa học 5(52), tr. 67-72.
9. Merle-Vincent F, Couris CM, Schott AM et al (2011) Factors predicting patient satisfaction 2 years after total knee arthroplasty for osteoarthritis. Joint bone spine 78(4): 383-386.
10. Barbosa IM, Fernandes LM, Campos JSM et al (2020) Mind Health Before and After Total Knee Arthroplasty. Revista brasileira de ortopedia 55(6): 783-786.