Giá trị của các thông số chuyển hoá 18F-FDG PET/CT trong tiên lượng sống thêm toàn bộ ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa kháng iốt phóng xạ

  • Nguyễn Thị Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Bá Khoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Ngọc Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá kháng iốt phóng xạ, 18F-FDG PET/CT, các thông số định lượng 18F-FDG, thời gian sống thêm toàn bộ

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số chuyển hoá 18F-FDG PET/CT (Fluorine-18 Fluorodeoxyglucose Positron Emission Tomography/ Computed Tomography) với thời gian sống thêm toàn bộ (OS - Overall Survival) ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá (UTTG TBH) kháng iốt phóng xạ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 122 bệnh nhân UTTG TBH kháng iốt phóng xạ có tổn thương trên 18F-FDG PET/CT. Đường cong ROC (Receiver Operating Characteristic) xác định ngưỡng dự báo nguy cơ tử vong và Kaplan-Meier ước tính OS của các thông số chuyển hóa. Phân tích hồi quy Cox để đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến OS. Kết quả: Các thông số chuyển hóa 18F-FDG có giá trị dự báo nguy cơ tử vong với độ nhạy và độ đặc hiệu cao (p<0,001). OS ở nhóm có log-SUVmax (Standardized Uptake Values) (g/ml) < 0,9; log-TLG (Total lesion glycolysis) (g/ml ´ cm3) < 0,76, log-tMTV (Total metabolic tumor volume) (cm3) < 0,51 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân còn lại (p<0,05). OS có liên quan có ý nghĩa thống kê với Tg kích thích, Tg-DT (Thyroglobulin Doubling Time), tổng liều tích lũy 131I, di căn xương, số lượng tổn thương và các giá trị chuyển hóa 18F-FDG PET/CT. Tuy nhiên, chỉ có Tg-DT ≤ 1 năm và log-tMTV là yếu tố tiên lượng độc lập với OS khi phân tích đa biến. Kết luận: Các thông số chuyển hóa của 18F-FDG PET/CT có vai trò trong dự báo nguy cơ tử vong ở bệnh nhân UTTG TBH kháng iốt phóng xạ. Trong đó, log-tMTV, Tg – DT ≤ 1 năm là yếu tố tiên lượng độc lập với thời gian sống thêm toàn bộ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Chmielik E, Rusinek D, Oczko-Wojciechowska M et al (2018) Heterogeneity of thyroid cancer. Pathobiology 85(1-2):117-129.
2. Jin Y, Van Nostrand D, Cheng L, Liu M, Chen L (2018) Radioiodine refractory differentiated thyroid cancer. Crit Rev Oncol Hematol 125: 111-120.
3. Haugen BR, Alexander EK, Bible KC et al (2016) 2015 American Thyroid Association Management Guidelines for Adult Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer: The American Thyroid Association Guidelines Task Force on Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer. Thyroid: Official journal of the American Thyroid Association 26(1): 1-133. doi:10.1089/thy.2015.0020.
4. Ito Y, Miyauchi A (2009) Prognostic factors and therapeutic strategies for differentiated carcinomas of the thyroid. Endocrine Journal 56(2): 177-192. doi:10.1507/endocrj.K08E-166
5. Haddad RI, Bischoff L, Ball D et al (2022) Thyroid carcinoma, version 2.2022, NCCN clinical practice guidelines in oncology. J Natl Compr Canc Netw 20(8): 925-951.
6. Deandreis D, Al Ghuzlan A, Leboulleux S et al (2011) Do histological, immunohistochemical, and metabolic (radioiodine and fluorodeoxyglucose uptakes) patterns of metastatic thyroid cancer correlate with patient outcome? Endocr Relat Cancer 18(1): 159-169.
7. Marcus C, Antoniou A, Rahmim A, Ladenson P, Subramaniam RMJJoMI, Oncology R (2015) Fluorodeoxyglucose positron emission tomography/computerized tomography in differentiated thyroid cancer management: Importance of clinical justification and value in predicting survival. J Med Imaging Radiat Oncol 59(3): 281-288.
8. Wang H, Dai H, Li Q, Shen G, Shi L, Tian RJFiO (2021) Investigating 18F-FDG PET/CT parameters as prognostic markers for differentiated thyroid cancer: A systematic review. Front Oncol 11:648658.
9. Miyauchi A, Kudo T, Miya A et al (2011) Prognostic impact of serum thyroglobulin doubling-time under thyrotropin suppression in patients with papillary thyroid carcinoma who underwent total thyroidectomy. Thyroid 21(7): 707-716.
10. Boellaard R, Delgado-Bolton R, Oyen WJ et al (2015) FDG PET/CT: EANM procedure guidelines for tumour imaging: version 2.0. Eur J Nucl Med Mol Imaging 42: 328-354.
11. Shammas A, Degirmenci B, Mountz JM et al (2007) 18F-FDG PET/CT in patients with suspected recurrent or metastatic well-differentiated thyroid cancer. J Nucl Med 48(2):221-6. Erratum in: J Nucl Med 48(3):412.
12. Luo Y, Jiang H, Xu W et al (2020) Clinical, pathological, and molecular characteristics correlating to the occurrence of radioiodine refractory differentiated thyroid carcinoma: A systematic review and meta-analysis. Front Oncol 10: 549882.
13. Treglia G, Annunziata S, Muoio B, Salvatori M, Ceriani L, Giovanella LJIJoE (2013) The role of fluorine‐18‐fluorodeoxyglucose positron emission tomography in aggressive histological subtypes of thyroid cancer: An overview. Int J Endocrinol 2013(1): 856189.
14. Masson-Deshayes S, Schvartz C, Dalban C et al (2015) Prognostic value of 18F-FDG PET/CT metabolic parameters in metastatic differentiated thyroid cancers. Clin Nucl Med 40(6): 469-475.
15. Creff G, Devillers A, Depeursinge A et al (2020) Evaluation of the prognostic value of FDG PET/CT parameters for patients with surgically treated head and neck cancer: A systematic review. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg 146(5): 471-479.
16. Hou G, Zhao N, Li F, Jing H, Zheng RJFiO (2023) Prognostic value of pretreatment 18F-FDG PET/CT metabolic parameters in esophageal high-grade neuroendocrine carcinoma: A bicenter retrospective study. Front Oncol 13: 1145557.
17. Manohar PM, Beesley LJ, Bellile EL, Worden FP, Avram AM (2018) Prognostic value of FDG-PET/CT metabolic parameters in metastatic radioiodine-refractory differentiated thyroid cancer. Clin Nucl Med 43(9): 641-647.
18. Albano D, Dondi F, Mazzoletti A, Bellini P, Rodella C, Bertagna FJD (2021) Prognostic role of 2-[18F] FDG PET/CT metabolic volume parameters in patients affected by differentiated thyroid carcinoma with high Thyroglobulin Level, negative 131I WBS and positive 2-[18F]-FDG PET/CT. Diagnostics (Basel) 11(12):2189.