Đánh giá sự liên quan giữa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu với tổn thương động mạch vành ở các bệnh nhân được chụp động mạch vành

  • Phạm Hồng Phương Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
  • Phạm Mạnh Hùng Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Điện Biên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh động mạch vành, chụp động mạch vành

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự liên quan giữa tổn thương động mạch vành với gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và các yếu tố nguy cơ ở các bệnh nhân được chụp động mạch vành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 179 bệnh nhân có chỉ định chụp động mạch vành được siêu âm ổ bụng để chẩn đoán gan nhiễm mỡ, mức độ gan nhiễm mỡ. Bệnh mạch vành được xác định khi có ít nhất một nhánh chính hẹp trên 50% trên chụp động mạch vành qua da. Mức độ tổn thương động mạch vành được đánh giá qua số nhánh động mạch vành tổn thương và điểm SYNTAX động mạch vành. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có hẹp động mạch vành là 69,8%, tỷ lệ NAFLD ở các bệnh nhân được chụp động mạch vành là 38,6%. Các yếu tố tuổi cao trên 65, đái tháo đường, hút thuốc lá và NAFLD có liên quan đến tỷ lệ có hẹp động mạch vành trên phân tích đơn và đa biến. Các bệnh nhân có NAFLD tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành (OR = 7,4; 95% CI: 2,6 - 21,3; p=0,0001). Bệnh nhân có NAFLD có tổn thương nhiều nhánh động mạch vành hơn so với không có NAFLD (2,1 nhánh so với 1,3 nhánh), điểm SYNTAX động mạch vành cao hơn so với các bệnh nhân không có NAFLD và mức độ nhiễm mỡ càng nặng, điểm SYNTAX càng cao. Kết luận: NAFLD có liên quan với bệnh mạch vành và liên quan chặt chẽ với mức độ tổn thương động mạch vành.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hồ Thượng Dũng (2011) Đặc điểm chụp mạch vành và kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân trên 75 tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất. Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 141-147.
2. Nguyễn Đức Hải, Lê Ngọc Hà, Lê Văn Trường, Phạm Thái Giang, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Văn Quýnh, Vũ Điện Biên (2004) Kết quả chụp động mạch vành và bước đầu ứng dụng phương pháp nong, đặt stent điều trị bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 37, tr. 29-30.
3. Phạm Mạnh Hùng, Lê Thị Yến, Nguyễn Lân Hiếu và cộng sự (2003) Đặc điểm tổn thương động mạch vành trên chụp mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 34, tr. 18-23.
4. Nguyễn Văn Tân, Lê Đức Sỹ, Hồ Thượng Dũng (2010) Kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân lớn tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh từ tháng 3/2006 đến tháng 7/2007. Chuyên đề Tim mạch học, 5-2010.
5. Nguyễn Quang Tuấn (2005) Đánh giá kết quả sớm của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Tạp chí Y học thực hành, 504(2), tr. 71-75.
6. Boddi M et al (2013) Nonalcoholic fatty liver in nondiabetic patients with acute coronary syndromes. Eur J Clin Invest 43(5): 429-438.
7. Chalasani, Naga et al (2012) The diagnosis and management of non-alcoholic fatty liver disease: Practice Guideline by the American Association for the Study of Liver Diseases, American College of Gastroenterology, and the American Gastroenterological Association. Hepatology 55(6): 2005-2023.
8. Choi DH et al (2013) Nonalcoholic fatty liver disease is associated with coronary artery disease in Koreans. World J Gastroenterol 19(38): 6453-6457.
9. Sun L and Lu SZ (2011) Association between non-alcoholic fatty liver disease and coronary artery disease severity. Chin Med J (Engl) 124(6): 867-872.
10. Wong VW et al (2011) Coronary artery disease and cardiovascular outcomes in patients with non-alcoholic fatty liver disease. Gut 60(12): 1721-1727.
11. Benjamin, Emelia J et al (2017) Heart disease and stroke statistics - 2017 update: A report from the American Heart Association. Circulation 135: e3-3458.