Khảo sát việc sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm nấm xâm lấn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • Nguyễn Thị Yến Bệnh viện Nhi Đồng 2
  • Đặng Nguyễn Đoan Trang Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Võ Công Nhận Bệnh viện Nhi Đồng 2
  • Trần Kim Phượng Bệnh viện Nhi Đồng 2
  • Nguyễn Quang Liêm Bệnh viện Nhi Đồng 2

Main Article Content

Keywords

Nhiễm nấm xâm lấn, nhiễm Candida máu, trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi nấm gây bệnh, đánh giá sự phù hợp của thuốc kháng nấm và xác định kết quả điều trị nhiễm nấm xâm lấn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 239 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm trong điều trị nhiễm nấm xâm lấn từ 01/01/2022 đến 30/09/2022. Tính phù hợp của việc sử dụng thuốc kháng nấm được xác định dựa trên “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn” của Bộ Y tế năm 2021. Kết quả: Candida albicans, Candida tropicalis Candida parapsilosis chiếm tỷ lệ lần lượt là 41,6%, 21,8% và 19,8%. Aspergillus chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là 2,0%. Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng nấm phù hợp là 94,1%. Tỷ lệ tử vong chung là 13,4%. Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp các dữ liệu chung về đặc điểm nhiễm nấm và sử dụng thuốc điều trị nhiễm nấm xâm lấn trên trẻ em, từ đó góp phần vào việc xây dựng phác đồ điều trị cụ thể cho đối tượng bệnh nhân này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bùi Tiến Công, Lê Thị Lan Anh, Đinh Thị Ngọc Mai, Phạm Thị Thu Nga, Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2021) Kết quả điều trị nhiễm nấm Candida máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nhi khoa, 14(3), tr. 21-27.
2. Mendoza-Palomar N, Garcia-Palop B, Melendo S, et al (2021) Antifungal stewardship in a tertiary care paediatric hospital: The proafungi study. BMC Infectious Diseases 21: 1-7.
3. Silvester EJ, Watanabe MM, Pittet LF et al (2021) Candidemia in children: A 16-year longitudinal epidemiologic study. The Pediatric Infectious Disease Journal 40(6): 537-543.
4. Matic T, Novak M, Braovac D et al (2021) Characteristics, risk factors and predictors for candidemia in the pediatric intensive care unit at the university hospital centre zagreb in croatia: A 9-year retrospective study. The Pediatric Infectious Disease Journal 40(11): 981-986.
5. Yang YC, Mao J (2018) Value of platelet count in the early diagnosis of nosocomial invasive fungal infections in premature infants. Platelets 29(1): 65-70.
6. Palazzi DL, Arrieta A, Castagnola E et al (2014) Candida speciation, antifungal treatment and adverse events in pediatric invasive candidiasis: Results from 441 infections in a prospective, multi-national study. The Pediatric Infectious Disease Journal. 33(12): 1294-1296. doi:10.1097/inf.0000000000000431.
7. Shuping L, Mpembe R, Mhlanga M et al (2021) Epidemiology of culture-confirmed candidemia among hospitalized children in South Africa, 2012-2017. The Pediatric Infectious Disease Journal 40(8): 730-737.
8. Olivier-Gougenheim L, Rama N, Dupont D et al (2021) Invasive fungal infections in immunocompromised children: Novel insight following a national study. The Journal of Pediatrics 236: 204-210.
9. Ericson JE, Kaufman DA, Kicklighter SD et al (2016) Fluconazole prophylaxis for the prevention of candidiasis in premature infants: A meta-analysis using patient-level data. Clinical Infectious Diseases 63(5): 604-610.
10. Öcal Demir S, Bacalan F, Çevik S, Çolak Pirinççioğlu H, Kılınç M, Tomar L (2021) Candidemia in non-neutropenic pediatric patients in an intensive care unit. Journal of Contemporary Medicine 11(3): 340-345.